Thứ Tư, 21/06/2023 06:23

Dầu WTI giảm gần 2% vì dự báo ảm đạm về nhu cầu từ Trung Quốc

Giá dầu giảm trong phiên biến động ngày thứ Ba (20/06) vì các dự báo cho thấy nhu cầu dầu tăng chậm lại ở Trung Quốc, quốc gia tiêu thụ dầu lớn thứ 2 thế giới.

Góp phần làm tăng tâm lý bi quan trên thị trường, nhà đầu tư lưu ý nguồn cung dầu thô từ Iran và Nga đang tăng lên trong những tuần gần đây.

Tuy nhiên, đà suy giảm giá dầu đã bị kìm hãm bởi kỳ vọng rằng nhu cầu dầu sẽ tăng ở Trung Quốc và Ấn Độ trong nửa cuối năm nay.

Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Ba, hợp đồng dầu Brent lùi 19 xu (tương đương 0.3%) lên 75.90 USD/thùng. Hợp đồng dầu WTI mất 1.28 USD (tương đương 1.8%) còn 70.50 USD/thùng.

Giá dầu thô giảm do giá hợp đồng xăng và dầu diesel của Mỹ sụt gần 3%.

Edward Moya, Chuyên gia phân tích thị trường cấp cao tại Oanda, nhận định: “Tuần này, nhà đầu tư năng lượng đang chứng kiến sự suy yếu của giá dầu xuất hiện sau những nỗ lực kích thích kinh tế gây thất vọng của Trung Quốc”.

Trung Quốc đã hạ lãi suất cho vay cơ bản lần đầu tiên trong 10 tháng, với mức giảm 10 điểm cơ bản thấp hơn dự báo đối với lãi suất cho vay kỳ hạn 5 năm.

Việc hạ lãi suất diễn ra sau khi dữ liệu kinh tế gần đây cho thấy lĩnh vực bán lẻ và sản xuất của Trung Quốc đang gặp khó khăn trong việc duy trì động lực từ đầu năm nay.

Một chuyên gia tại bộ phận nghiên cứu của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNPC) cho biết nhu cầu dầu thô của nước này sẽ tăng trưởng thấp hơn so với dự báo trước đây do sự trỗi dậy của xe điện gây áp lực lên nhu cầu sử dụng xăng.

Kim ngạch nhập khẩu dầu nhiên liệu của Trung Quốc trong tháng 5 đã giảm sau khi đạt mức cao nhất trong 1 thập kỷ vào tháng 4, trong khi xuất khẩu nhiên liệu hàng hải có hàm lượng lưu huỳnh thấp gia tăng, dữ liệu từ Tổng cục Hải quan Trung Quốc cho biết.

Chính phủ Trung Quốc đã họp vào tuần trước để thảo luận về các biện pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và một số ngân hàng lớn đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Trung Quốc trong năm 2023 trong bối cảnh lo ngại rằng khả năng phục hồi sau đại dịch của nước này đang chững lại.

Bất chấp những dự báo về tăng trưởng nhu cầu dầu thấp hơn, tiêu thụ ở cả Trung Quốc và Ấn Độ vẫn được kỳ vọng sẽ tăng trong những tháng tới, nếu Bắc Kinh đưa ra các biện pháp kích thích mới để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và ngành hàng không Ấn Độ cũng sẽ góp phần vào tăng trưởng nhu cầu chung.

Về vấn đề nguồn cung, xuất khẩu dầu thô và sản lượng dầu của Iran đã ghi nhận mức cao mới trong năm nay bất chấp các lệnh trừng phạt của Mỹ. Nga cũng dự kiến tăng xuất khẩu dầu diesel và xăng bằng đường biển trong tháng này, lấn át động thái cắt giảm của OPEC và các đồng minh bao gồm cả chính Nga.

An Trần (theo CNBC)

FILI

Các tin tức khác

>   Dầu giảm 1.5% do những bất ổn về tăng trưởng kinh tế Trung Quốc (20/06/2023)

>   Liệu giá dầu mỏ trên thị trường thế giới có ngừng giảm? (19/06/2023)

>   Dầu tăng hơn 2% nhờ nhu cầu cao hơn từ Trung Quốc (17/06/2023)

>   Dầu vọt hơn 3% nhờ số liệu lọc dầu khả quan của Trung Quốc (16/06/2023)

>   IEA: Nhu cầu dầu mỏ toàn cầu đạt đỉnh vào cuối thập niên này (15/06/2023)

>   Dầu giảm gần 2% khi Fed dự báo tiếp tục nâng lãi suất trong năm nay (15/06/2023)

>   Dầu quay đầu tăng 3% khi Trung Quốc hạ lãi suất (14/06/2023)

>   Dầu giảm 4% do lo ngại về nhu cầu (13/06/2023)

>   Giá xăng giữ nguyên, giá dầu tăng nhẹ từ 15h ngày 12/6 (12/06/2023)

>   OPEC+ nỗ lực chống "những bất trắc" trên thị trường dầu mỏ (12/06/2023)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật