Thứ Năm, 08/06/2023 13:30

Danameco nói gì khi lỗ thêm hơn 48 tỷ đồng sau kiểm toán?

Sau kiểm toán, Tổng CTCP Y tế Danameco (Danameco, HNX: DNM) ghi nhận lỗ ròng năm 2022 hơn 100 tỷ đồng, tức lỗ thêm hơn 48 tỷ đồng so với BCTC 2022 tự lập.

Nguồn: Danameco

Theo giải trình, Danameco cho biết tại thời điểm lập BCTC 2022, chưa kịp thời rà soát hết tất cả chi phí trong năm và sai lệch cách hạch toán do có sự thay đổi về nhân sự quản lý. Sau khi nộp BCTC quý 4/2022, Công ty đã rà soát lại toàn bộ chi phí, giá thành, giá vốn và điều chỉnh phù hợp. Bên cạnh đó, Công ty điều chỉnh tăng khấu hao và chỉnh lại khấu hao các năm trước của tài sản cố định. Cuối cùng, Danameco điều chỉnh lãi vay cá nhân và đánh giá lại tỷ giá cuối kỳ kế toán.

Song song đó, Danameco cũng giải trình về ý kiến ngoại trừ của kiểm toán trên BCTC kiểm toán năm 2022, được phát hành bởi Công ty TNHH Kiểm toán Nhân Tâm Việt ngày 05/06.

Cụ thể, theo quyết định kiểm kê, Danameco tổ chức kiểm kê kho nhưng tại thời điểm đó, Công ty TNHH Kiểm toán Nhân Tâm Việt chưa ký hợp đồng với Danameco nên không chứng kiến việc kiểm kê hàng tồn kho thực tế và quỹ tiền mặt.

Cuối năm 2022, Danameco đã nỗ lực làm thư xác nhận công nợ khách hàng nhưng do nhiều khía cạnh, phản hồi từ bên khách hàng là một số công ty và bệnh viện thay đổi nhân sự nên chưa kịp thời ký xác nhận công nợ tại thời điểm ra BCTC 2022. Tổng CTCP Y tế Danameco sẽ khắc phục, đôn đốc khách hàng ký thư xác nhận vào kỳ BCTC tiếp để chứng minh công nợ phải thu đúng với con số trên BCTC.

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2022 đã bao gồm giá vốn hàng bán với số tiền hơn 5.8 tỷ đồng, doanh thu tương ứng với giá vốn này được ghi nhận năm 2021 và Công ty đã phát hành hóa đơn, lập biên bản giao nhận, nghiệm thu hàng hóa và ghi nhận doanh thu bán hàng trong năm 2022 với số tiền hơn 49 tỷ đồng.

Do các đối tác đặt hàng với số lượng lớn, để đảm bảo chắc chắn cho việc thực hiện hợp đồng, kế toán đã xuất hóa đơn và làm các thủ tục giao nhận để thu tiền hàng. Thực tế, hàng vẫn nằm tại kho của Danameco và lập hồ sơ gửi hàng tại kho. Các khách hàng này sau đó đã nhận đủ số hàng theo đúng hóa đơn đã xuất, kế toán đang ghi nhận doanh thu tại thời điểm xuất hóa đơn và giá vốn tại các thời điểm hàng thực tế đi ra khỏi kho. Danameco cho biết đang rà soát lại các hồ sơ này và có hướng điều chỉnh phù hợp trong thời gian tới.

Trước đó, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) quyết định chuyển cổ phiếu DNM vào hiện hạn chế giao dịch từ ngày 25/05 do chậm nộp BCTC kiểm toán năm 2022 quá 45 ngày so với thời gian quy định. Cổ phiếu của Danameco chỉ được giao dịch vào phiên thứ 6 hàng tuần. Theo giải trình, DNM cho biết do thay đổi nhân sự kế toán, đặc biệt là kế toán trưởng thay đổi nhiều lần trong năm 2022, nên quá trình làm việc với đơn vị kiểm toán bị gián đoạn và chậm trễ. 

Kế hoạch lãi sau thuế 20 tỷ đồng năm 2023

Về kế hoạch kinh doanh 2023, trong tài liệu ĐHĐCĐ 2023 vừa được công bố, Danameco đặt mục tiêu doanh thu 500 tỷ đồng, tăng 56% so với thực hiện năm 2022; lãi sau thuế ở mức 20 tỷ đồng.

Kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2023 của Danameco
Nguồn: Danameco

Nếu đạt mục tiêu lợi nhuận đề ra, HĐQT trình ĐHĐCĐ thông qua việc dùng toàn bộ lợi nhuận năm 2023 để bù lỗ.

Danameco tạm thời không đầu tư dự án lớn nào trong năm 2023. Năm 2022, ban điều hành đã triển khai thực hiện và hoàn thành các hạng mục về đầu tư xây dựng các công trình phụ trợ tại nhà máy Quảng Nam, đã được ĐHĐCĐ thông qua ngày 21/04/2022 với tổng mức đầu tư 1.1 tỷ đồng.

Nguồn: DNM

Một số hạng mục xây dựng và mở rộng mặt bằng sản xuất vẫn chưa được thực hiện trong năm 2022 bao gồm thi công nhà kho (13.6 tỷ đồng), nhà văn phòng 2 tầng (9 tỷ đồng) và nhà ăn cho CBCNV (2.5 tỷ đồng). Tổng giá trị dự kiến là 25.1 tỷ đồng.

Lỗ ròng gần 24 tỷ đồng trong quý 1/2023 

Qúy đầu năm 2023, Danameco mang về 50 tỷ đồng doanh thu, giảm 65% so với cùng kỳ và đạt 10% kế hoạch năm. Song, lỗ ròng gần 24 tỷ đồng, cùng kỳ lãi hơn 15 tỷ đồng.

Kết quả kinh doanh hàng quý của Danameco 

Danameco cho biết do đầu năm 2023, dịch bệnh được kiểm soát nên doanh thu từ các mặt hàng chống dịch giảm mạnh, làm cho tổng doanh thu giảm, dẫn đến lãi sau thuế giảm.

Bên cạnh đó, Công ty đầu tư nhiều máy móc thiết bị để sản xuất các mặt hàng chống dịch trong giai đoạn dịch bùng phát nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường. Hiện nay, dịch bệnh đã được kiểm soát, nhu cầu đối với trang phục chống dịch không còn nhưng Công ty vẫn trích chi phí khấu hao cho số máy móc đã đầu tư dù không được tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ, dẫn đến giá thành cao.

Song song đó, Công ty chuyển sang khai thác thị trường xuất khẩu, nghiên cứu sản xuất mặt hàng khác để tăng doanh thu, nhưng một số mặt hàng phải chấp nhận lỗ để thâm nhập thị trường quốc tế. Chưa kể, Công ty cũng nâng cấp sửa chữa nhà máy để đáp ứng yêu cầu khách hàng quốc tế và đầu tư thêm máy móc thiết bị tự động.

Kha Nguyễn

FILI

Các tin tức khác

>   MCG: Nghị quyết Hội đồng quản trị (08/06/2023)

>   TDH đặt mục tiêu lãi ròng 2023 hơn 88 tỷ đồng, thay đổi địa chỉ trụ sở (08/06/2023)

>   DNA: Tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông (08/06/2023)

>   FUEFCV50: Báo cáo hoạt động đầu tư tháng 5/2023 (07/06/2023)

>   CE1: Nghị quyết Hội đồng quản trị (08/06/2023)

>   CEG: Giải trình tổ chức kiểm toán từ chối đưa ra ý kiến đối với báo cáo tài chính năm 2022 (08/06/2023)

>   DVW: Nghị quyết Hội đồng quản trị (08/06/2023)

>   TMC: Ngày đăng ký cuối cùng trả cổ tức bằng tiền mặt (08/06/2023)

>   BCV: Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2023 (08/06/2023)

>   DHD: Thay đổi giấy đăng ký kinh doanh (08/06/2023)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật