Thứ Năm, 11/05/2023 11:59

Vinatex đặt kế hoạch lợi nhuận 2023 giảm một nửa do thị trường gặp nhiều khó khăn

Theo tài liệu họp ĐHĐCĐ thường niên mới công bố, năm 2023, Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex, UPCoM: VGT) lên kế hoạch lợi nhuận 610 tỷ đồng, giảm gần 50% so với năm trước.

Năm 2023, VGT đánh giá ngành dệt may thế giới sẽ tiếp tục đối mặt những thách thức phát sinh từ cuối năm 2022 như xung đột Nga-Ukraine gây sức ép lên giá năng lượng và lương thực, ảnh hưởng đến các thị trường xuất khẩu của Dệt may Việt Nam; lãi suất nhiều khả năng duy trì ở nền cao cho tới hết năm; tổng cầu dệt may thế giới dự báo giảm 8% so với năm trước.

Trên cơ sở đó, Công ty đặt kế hoạch doanh thu hợp nhất 17,500 tỷ đồng và lợi nhuận 610 tỷ đồng, giảm lần lượt gần 11% và 50% so với năm trước.

Kế hoạch năm 2023 của VGT
Nguồn: VGT

Kế hoạch trên được đặt theo kịch bản ngành sợi có hiệu quả trở lại ngay từ quý 3 và quý 4, với tỷ suất lợi nhuận/doanh thu đạt lần lượt 1% và 2%. Đồng thời, ngành may có kết quả quý 3 hiệu quả tương đương quý 2, quý 4 có hiệu quả tăng 10% so với quý 3.

Quý 1/2023, kim ngạch xuất nhập khẩu của ngành dệt may Việt Nam giảm 19%, giảm mạnh hơn mức giảm kim ngạch xuất khẩu chung cả nước. Các doanh nghiệp sợi không có cầu, giá bán sợi chưa thể cải thiện trong ngắn hạn. Đồng thời, doanh nghiệp may thiếu đơn hàng cũng như giá gia công giảm mạnh 20-50%. Chi phí (xăng dầu, lương, điện, lãi suất) trong nước có xu hướng tăng. Theo đó, doanh thu hợp nhất của VGT đạt gần 4,456 tỷ đồng, giảm 13.5% so với cùng kỳ; lợi nhuận giảm gần 69% còn 118 tỷ đồng.

Kết quả quý 1 và ước quý 2/2023 của VGT
Nguồn: VGT

Sang quý 2, VGT đặt kế hoạch doanh thu gần 4,339 tỷ đồng, lợi nhuận hơn 58 tỷ đồng.

Mục tiêu tới năm 2025, VGT hướng tới dần tự chủ nguyên liệu, tạo được chuỗi sản xuất nội bộ. Theo đó, lợi nhuận sẽ được chia sẻ và cân đối trong chuỗi từ kéo sợi, dệt nhuộm hoàn tất đến may, không mất đi lợi nhuận khi phải nhập khẩu nguyên phụ liệu, giá trị gia tăng của Công ty sẽ đạt trên 80%.

Theo đó, ở ngành sợi, VGT và các công chi phối sở hữu hơn 800,000-1 triệu cọc sợi. Sản lượng đạt 150,000-200,000 tấn. Công ty sẽ đầu tư vào nhiều dự án nhà máy sợi như dự án nhà máy Sợi Nam Định 2 (quy mô 39,000 cọc), nhà máy Sợi Hòa Xá 2 (quy mô 46,000 cọc), nhà máy Sợi Phú Bài 4 (quy mô 30,000 cọc sợi), nhà máy sợi của CTCP Dệt May Huế (quy mô 30,000 cọc sợi), nhà máy Sợi Phú Hưng 3 (quy mô 30,000 cọc sợi)…

Đối với ngành dệt nhuộm, VGT đặt mục tiêu sản lượng dệt kim đạt 30,000-35,000 tấn/năm, 2 triệu mét vải đặc biệt/năm, 10,000-15,000 tấn khăn và 12-15 triệu mét chăn ga/năm.

Với ngành may, mục tiêu của Công ty là sử dụng 15,000-17,000 tấn vải dệt kim để may sản phẩm dệt kim với sản lượng 60-70 triệu sản phẩm/năm. Công ty cũng sẽ phát triển thị trường may các sản phẩm bảo hộ đặc chủng mới.

Đông Tư

FILI

Các tin tức khác

>   BLF: Báo cáo thường niên 2022 (11/05/2023)

>   FTM: Nghị quyết Hội đồng quản trị (11/05/2023)

>   NNG: Tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông (11/05/2023)

>   STS: Tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông (11/05/2023)

>   HCD: Thông báo ký kết hợp đồng kiểm toán BCTC 2023 (11/05/2023)

>   BNW: Ngày đăng ký cuối cùng Tham dự Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2023 (11/05/2023)

>   QCC: Ngày đăng ký cuối cùng trả cổ tức bằng tiền mặt (11/05/2023)

>   POM: Nhắc nhở về việc giải trình BCTC (11/05/2023)

>   ILS: Thông báo về ngày đăng lý cuối cùng để thực hiện quyền tham dự ĐHĐCĐ thường niên năm 2023 (11/05/2023)

>   LLM: Ngày đăng ký cuối cùng Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2023 (11/05/2023)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật