Thứ Hai, 29/05/2023 13:00

Vận tải dầu khí “ăn nên làm ra”

Sự dịch chuyển trong dòng chảy năng lượng toàn cầu từ sau cuộc chiến Nga-Ukraine đã tạo cơ hội lớn dành cho các doanh nghiệp vận tải xăng dầu trong quý đầu năm.

Sau khi Nga khởi động cuộc chiến với Ukraine và EU áp dụng biện pháp trừng phạt với dầu thô của Nga, dòng chảy dầu toàn cầu đã thay đổi. EU phải chuyển sang các nguồn cung dầu khác, đặc biệt là từ Mỹ và Trung Đông, trong khi dầu Nga được vận chuyển tới châu Á. Điều này khiến các tuyến đường vận tải dài hơn.

Theo CTCK VNDirect, các tuyến đường vận chuyển dài hơn sẽ làm giảm khối lượng nhiên liệu có thể vận chuyển và gây ra tình trạng thiếu hụt trên thị trường tàu chở xăng dầu thành phẩm.

Trong khi đó, nhu cầu tàu vận tải dầu thô tăng mạnh kể từ sau cuộc chiến Nga-Ukraine. Điều này góp phần đẩy giá cước vận tải dầu thô leo dốc từ cuối năm 2022.

Nhờ đó, các doanh nghiệp vận tải xăng dầu ghi nhận lãi tăng mạnh trong quý đầu năm.

Điển hình như ông lớn đầu ngành PVTrans (HOSE: PVT) ghi nhận lãi ròng 182 tỷ đồng, tăng 19% so với cùng kỳ. Với việc giá cước tăng mạnh, biên lãi gộp của PVTrans cải thiện lên 16%. PVT hiện sở hữu 40 tàu chở dầu và nhiên liệu các loại với tổng tải trọng khoảng 1.11 triệu DWT, trong đó phần lớn đều hoạt động trên các tuyến quốc tế.

Hai công ty con của PVT cũng ghi nhận kết quả khả quan. CTCP Vận tải Sản Phẩm Khí Quốc tế (HOSEGSP) và CTCP Vận tải Dầu khí Thái Bình Dương (HOSEPVP) ghi nhận lãi ròng tăng trưởng tương ứng 29% và 223% trong quý 1, lên 21 tỷ đồng và 47 tỷ đồng. Hiện GSP đang khai thác 6 tàu chở LPG có tải trọng 18,000 DWT và 2 tàu xăng dầu có tải trọng 40,000 DWT. Còn PVP sở hữu con tàu chở dầu thô PVP Appollo có tải trọng lên tới 105,000 DWT và hoạt động trên thị trường quốc tế.

Trong khi đó, CTCP Vận tải Xăng dầu Vitaco (HOSEVTO) chứng kiến lãi ròng tăng gấp 6 lần so với cùng kỳ, đạt 14 tỷ đồng. Biên lãi gộp tăng lên 14%, từ mức 8% của cùng kỳ.

CTCP Vận Tải Và Tiếp Vận Phương Đông Việt (UPCoM: PDV) chứng kiến lãi ròng tăng gần 300% lên 24 tỷ đồng, dù doanh thu giảm 9%. Trong đó, biên lãi gộp tăng vọt lên 19%. CTCP Vận tải Xăng dầu Vipco (HOSEVIP) cũng chuyển lỗ thành lãi 27 tỷ đồng.

Cũng lưu ý rằng mức tăng trưởng mạnh của các doanh nghiệp này còn đến từ việc so với mức nền thấp của cùng kỳ.

Kết quả kinh doanh quý 1/2023 của các doanh nghiệp vận tải dầu khí

Đvt: Tỷ đồng

Cổ phiếu bứt phá theo đà tăng của lợi nhuận

Trên thực tế, bức tranh kinh doanh của ngành vận tải dầu khí đã bắt đầu xoay chuyển từ quý 4/2022 và tạo sự hưng phấn cho nhà đầu tư trên sàn chứng khoán.

Nhóm cổ phiếu ngành này đã tăng mạnh từ đầu năm 2023, ngay khi những thông tin khởi sắc của ngành bắt đầu xuất hiện. Phần lớn cổ phiếu ghi nhận mức leo dốc hơn 20% so với đầu năm.

Tăng mạnh nhất là cổ phiếu PDV, với mức tăng 54% so với đầu năm, kế đó là VIP tăng 41%. Chỉ riêng cổ phiếu PVT không tăng đáng kể, chỉ 3% so với đầu năm.

Diễn biến các cổ phiếu vận tải dầu khí
Nguồn: VietstockFinance. Tính tới lúc 21/05/2023

Vũ Hạo

FILI

Các tin tức khác

>   FOX: FPT Telecom thông báo về ngày đăng ký cuối cùng trả cổ tức lần 2. năm 2022 (29/05/2023)

>   SGT của ông Đặng Thành Tâm thuê hơn 8 ha đất tại Thái Nguyên làm dự án (29/05/2023)

>   DFF: Báo cáo tài chính năm 2022 (29/05/2023)

>   YTC: Tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông (29/05/2023)

>   NTF: Nghị quyết Hội đồng quản trị (29/05/2023)

>   SBH: Tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông (29/05/2023)

>   VEA: Tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông (29/05/2023)

>   VEF: Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2023 (29/05/2023)

>   NBT: Nghị quyết Hội đồng quản trị (29/05/2023)

>   SSN: Điều lệ Công ty (sửa đổi ngày 26/05/2023) (29/05/2023)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật