Thứ Ba, 16/05/2023 11:00

Thời của đầu cơ

Với việc giá cả biến động khó lường như hiện nay, doanh nghiệp sản xuất xác định phải theo sát diễn biến thị trường để dự báo, qua đó có chiến lược nhập hàng tồn kho hợp lý.

Đầu cơ được hiểu là hành vi mua vơ vét hàng hóa, tích trữ và bán ra với giá cao. Hoạt động này không chỉ khiến giá cả hàng hóa tăng mà còn gây mất ổn định, khó khăn trong việc bình ổn giá thị trường. Đối với doanh nghiệp sản xuất, đầu cơ chính là gom, tích trữ nguyên vật liệu ở vùng giá thấp để hưởng lợi lớn giữa chênh lệch giá thành và giá bán. Đồng thời, hình thức đầu cơ diễn ra trong thời gian ngắn, phụ thuộc nhiều vào cung, cầu thị trường nên đòi hỏi đơn vị thực hiện phải có dự báo, theo sát diễn biến thị trường. Song, đầu cơ chính là con dao hai lưỡi, lợi nhuận cao, rủi ro lớn. Dự báo đúng, trích trữ hàng tại thời điểm hợp lý sẽ mang lại lợi nhuận lớn nhưng cũng có nhiều doanh nghiệp vì dự báo sai mà ôm khoản lỗ lớn.

Trước đây, để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh liên tục, các doanh nghiệp thường có chính sách nhập hàng tồn kho ổn định. Hiện nay, trải qua dịch bệnh COVID-19, xung đột Nga - Ukraine, diễn biến hàng hóa ngày càng khó lường và biên độ biến động lớn. Các doanh nghiệp cũng dần phải thay đổi, theo sát diễn biến giá cả, đề cao công tác dự báo trong ngắn hạn để nhập hàng đúng thời điểm, giá tốt.

Tại cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên 2023, ông Võ Hoàng Vũ, Tổng giám đốc Thép Nam Kim (HOSE: NKG) bày tỏ, hiện nay không chỉ thép mà hầu như tất cả hàng hóa đều có sự xuất hiện của đầu cơ, không chỉ doanh nghiệp trong ngành mà có sự tham gia của nhà đầu tư là cá nhân, tổ chức, tổ chức tài chính.

Nói riêng về lĩnh vực hoạt động tôn mạ, vị CEO nhận định giá cả biến động mạnh, kết quả kinh doanh phụ thuộc rất lớn và công tác nhập nguyên liệu đầu vào. Sản phẩm thép các loại là một trong những nhóm hàng hóa lớn trên sàn giao dịch quốc tế, biến động hàng hóa này không chỉ liên quan đến nhà sản xuất mà còn có sự tham gia của giới đầu cơ tài chính. Do vậy, nếu doanh nghiệp chỉ đơn thuần có nhu cầu thì mua, không có hoạt động dự báo thì không được. Chính vì vậy, Nam Kim mới xác định chiến lược trong năm 2023 là nhìn ngắn hạn, theo sát diễn biến từng thời điểm.

Nam Kim cũng có hành động tăng nhập HRC vào thời điểm giá thấp. Lãnh đạo doanh nghiệp cho biết thời điểm quý 3 và 4 năm ngoái, thị trường gần như mất thanh khoản, nhất là thị trường xuất khẩu. Giá HRC theo chu kỳ đi xuống từ giữa quý 2, đến tháng 11 và 12 có xu hướng tạo đáy, bắt đầu đi lên lại. Trong khi các doanh nghiệp khác muốn giảm tối đa hàng tồn kho, quan điểm của Nam Kim là chấp nhận nhập hàng để chuẩn bị cho hoạt động quý 1/2023 dù thời điểm đó lượng hàng tồn kho của công ty đã tương đối tốt. Việc này đã giúp Nam Kim bình quân được giá hàng tồn kho về mức thấp và tự tin thực hiện kế hoạch kinh doanh năm nay.

Hoa Sen (HOSE: HSG) là trường hợp điển hình cho việc đầu cơ hàng hóa. Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp sản xuất tôn mạ này phụ thuộc khá lớn vào nguyên liệu đầu vào là giá thép cán nóng (HRC). Ông Lê Phước Vũ, Chủ tịch HĐQT không giấu chiến lược đầu cơ HRC để tạo ra biên lợi nhuận lớn. Doanh nghiệp cũng từng phải trả giá cho chiến lược này của mình vào niên độ 2017 - 2018 khi giá HRC không tăng và giữ ở mức cao. Dù vậy, công ty tôn mạ vẫn không từ bỏ chiến lược đầu cơ HRC. Vị Chủ tịch HĐQT từng phát biểu trước cổ đông tại kỳ họp ĐHĐCĐ thường niên 2021 rằng “cả thế giới đều đầu cơ” để khẳng định chiến lược xuyên suốt.

Như trường hợp của doanh nghiệp sữa đầu ngành Vinamilk (HOSE: VNM), vốn có biên lợi nhuận gộp tốt 46 - 48%. Song, kể từ năm 2021, biên lợi nhuận gộp giảm dần và tính đến quý 1 năm nay đã về mức 38.8%. Nguyên nhân là do giá bột sữa cùng giá đường tăng mạnh.

Sau khi đạt đỉnh vào tháng 03/2022, giá bột sữa bắt đầu giảm dần và hiện ghi nhận mức thấp nhất kể từ tháng 10/2021. Dù vậy, biên lợi nhuận Vinamilk vẫn chưa được cải thiện, một phần bởi đã chốt giá nguyên vật liệu đầu vào ở vùng giá cao trong thời gian dài. Diễn biến giá bột sữa quay đầu khá bất ngờ bởi trước đó các đơn vị phân tích vẫn nhận định chưa sớm điều chỉnh trong nửa đầu năm 2022. Để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định, ban lãnh đạo công ty sữa từ thời điểm tháng 04/2022 cho hay đã chốt giá nguyên vật liệu đến tháng 10/2022. Việc chốt giá thời gian dài như khiến doanh nghiệp không thể linh hoạt tận dụng thời điểm giá tốt để tối ưu hóa hiệu quả kinh doanh.

Năm nay, dường như rút kinh nghiệm từ năm trước, bà Mai Kiều Liên, Tổng Giám đốc Vinamilk cho biết, đã chốt giá nguyên liệu trong từng thời điểm tốt nhất trong xu thế nguyên vật liệu tăng giảm bất thường và mua cho đến tháng 8 theo nguyên tắc dự trữ 3 tháng (1 tháng đi đường, 1 tháng tồn kho và 1 tháng sản xuất).

“Giá nguyên vật liệu có xu hướng giảm. Tuy nhiên, tháng 4 vừa rồi giá sữa bột bất chợt có xu hướng tăng mạnh trên sàn đấu giá quốc tế. Giá nguyên vật liệu tăng giảm bất thường, quan trọng là Vinamilk phải nắm bắt để có thể chốt giá tốt nhất” - bà Liên nói.

Trong lĩnh vực ống nhựa, giá bán thường khó thay đổi bởi tính cạnh tranh cao nên các doanh nghiệp nhựa như Nhựa Bình Minh (HOSE: BMP) và Nhựa Thiếu niên Tiền Phong (HNX: NTP) tìm cách tối ưu hóa lợi nhuận bằng cách theo dõi sát diễn biến giá nhựa nguyên liệu để mua tại thời điểm tốt nhất. Nói cách khác, đầu cơ giá nhựa PVC là cách mở rộng biên lợi nhuận của các công ty nhựa.

Năm 2021, lần đầu tiên biên lợi nhuận gộp của Nhựa Tiền Phong vượt Nhựa Bình Minh. Ông Nguyễn Hoàng Ngân, Thành viên HĐQT BMP cho biết, lý do một phần là doanh nghiệp bạn đã tranh thủ khá tốt thời điểm đầu năm để tích trữ nguyên vật liệu giá tốt.

Tại kỳ họp ĐHĐCĐ thường niên năm nay, tân Tổng giám đốc BMP Chaowalit Treejak cho biết, công ty liên tục quan sát để điều chỉnh hàng tồn kho phù hợp. Doanh nghiệp cũng đã thành lập Ban quản lý chuỗi cung ứng để làm việc với các bên cung cấp, đảm bảo duy trì lượng hàng tồn kho hợp lý.

Như vậy, trong bối cảnh giá cả biến động khó lường, doanh nghiệp phải đề cao công tác dự báo, theo sát diễn biến thị trường để có chính sách nhập hàng đúng thời điểm. Hoạt động này cũng tương tự như hoạt động đầu cơ với kỳ vọng đem lại biên lợi nhuận tốt hơn.

Ngân Hà

FILI

Các tin tức khác

>   DDH: Công bố thông tin bất thường chốt danh sách cổ đông để thực hiện quyền tham dự Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2023 (15/05/2023)

>   CKG: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp - Công ty TNHH Dịch vụ Hoa Viên Vĩnh Hằng (15/05/2023)

>   PJS: Ký hợp đồng kiểm toán Báo cáo tài chính năm 2023 (15/05/2023)

>   VIR: Tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông (15/05/2023)

>   DMN: Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2023 (15/05/2023)

>   UCT: Ngày đăng ký cuối cùng Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2023 (15/05/2023)

>   UMC: Ngày đăng ký cuối cùng trả cổ tức bằng tiền mặt (15/05/2023)

>   VOC: Ngày đăng ký cuối cùng Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2023 (15/05/2023)

>   MNB: Ngày đăng ký cuối cùng Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2023 (15/05/2023)

>   ICF: Ngày đăng ký cuối cùng Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2023 (15/05/2023)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật