Thứ Năm, 18/05/2023 10:57

Soi danh mục của top 10 công ty chứng khoán lãi tự doanh đậm nhất quý 1

Thị trường bớt tiêu cực đã giúp mảng tự doanh của công ty chứng khoán (CTCK) hồi phục trong quý 1/2023.

Theo dữ liệu từ VietstockFinance, quý 1/2023, mảng tự doanh của công ty chứng khoán (CTCK) đem lại lợi nhuận gần 2.4 ngàn tỷ đồng, thấp hơn cùng kỳ gần 7% nhưng so với quý trước thì tăng hơn 600%.

Sau cú sụt giảm mạnh trong quý 4/2022, thị trường chứng khoán dần hồi phục từ cuối năm 2022 và có các nhịp hồi ngắn đầu năm 2023. Thị trường bớt tiêu cực kéo danh mục cổ phiếu hồi phục giúp CTCK báo lãi tự doanh trong khi quý 4/2022 phải báo lỗ hàng loạt.

Chi tiết các khoản hạch toán tự doanh của CTCK
Nguồn: VietstockFinance

Cụ thể, trong quý 1, toàn khối CTCK bán lỗ gần 225 tỷ đồng tài sản tài chính ghi nhận qua lãi/lỗ (FVTPL), cải thiện hơn nhiều so với mức bán lỗ hơn 1 ngàn tỷ đồng quý 4/2022.

Đối với danh mục còn nắm giữ, các CTCK ghi lãi gần 79 tỷ đồng từ phần đánh giá lại tài sản, việc này là do tài sản nắm giữ tăng giá so với đầu kỳ. Quý 4/2022, cổ phiếu giảm mạnh khiến nhóm này ghi lỗ 136 tỷ đồng.

Ngoài ra, khoản lãi lớn hơn 2.7 ngàn tỷ đồng đến từ cổ tức, lãi tài sản FVTPL cũng đóng góp lớn cho mảng tự doanh.

Mảng tự doanh nhờ đó trở thành trụ cột kéo lợi nhuận của CTCK hồi phục trong quý 1. Tổng lợi nhuận quý 1/2023 của 76 công ty chứng khoán đạt hơn 3 ngàn tỷ đồng, giảm hơn 56% so với cùng kỳ năm trước. Tuy vậy, kết quả này tăng 115% so với quý liền trước. Hai mảng chủ đạo của CTCK là môi giới và cho vay tiếp tục sụt giảm. Cụ thể, mảng môi giới đem về doanh thu hơn 2 ngàn tỷ đồng, giảm 36% so với quý trước và 64% so với cùng kỳ.

Lãi từ các khoản cho vay, phải thu cũng giảm về còn gần 3.1 ngàn tỷ đồng, giảm 24% so với quý trước và 60% so với cùng kỳ.

Doanh thu từ các mảng kinh doanh chính của CTCK
Đvt: Tỷ đồng
Nguồn: VietstockFinance

Danh mục tự doanh CTCK nắm gì?

Thị trường bớt xấu hơn, tình hình tự doanh của các CTCK cũng khả quan trở lại. Trong quý 1 có 75% CTCK có lãi tự doanh, tốt hơn con số 58% quý 4/2022.

Trong đó, top dẫn đầu lãi tự doanh có nhiều cái tên quen thuộc như Chứng khoán SSI, Chứng khoán VNDirect, Chứng khoán Kỹ Thương (TCBS), Chứng khoán HSC… Tuy vậy, xuất hiện gương mặt mới là Chứng khoán VPBank, công ty chứng khoán do VPBank mua lại và tái cấu trúc trong năm 2022.

Top 10 CTCK lãi tự doanh trong quý 1/2023
Đvt: Tỷ đồng
Nguồn: VietstockFinance

Đi vào danh mục chi tiết ở thời điểm cuối quý 1/2023, SSI có lượng cổ phiếu chiếm 1.5% tổng danh mục FVTPL. Phần còn lại chủ yếu nằm ở chứng chỉ tiền gửi và trái phiếu chưa niêm yết.

Công ty đang ghi lãi nhờ khoản đầu tư vào SGN. Đây cũng là cổ phiếu chiếm tỷ trọng lớn nhất trong danh mục của SSI.

Tương tự, danh mục tài sản FVTPL, VNDirect đang nắm giữ cũng nằm chủ yếu ở trái phiếu doanh nghiệp và chứng chỉ tiền gửi. Công ty không thuyết minh chi tiết về số cổ phiếu và chứng chỉ quỹ niêm yết đang nắm giữ. Danh mục cổ phiếu, chứng chỉ quỹ của Công ty tăng 15% ở thời điểm này. Tuy vậy, giá trị đầu tư chỉ chiếm gần 5% tổng danh mục tài sản tài chính.

Đối với VPBanksc, danh mục tài sản tài chính của Công ty gần như toàn bộ là trái phiếu chưa niêm yết, chiếm 3% tổng giá trị danh mục.

TCBS, tài sản của Công ty nằm ở dạng tài sản tài chính sẵn sàng để bán (AFS). Trong đó, trái phiếu chưa niêm yết chiếm tỷ trọng lớn nhất (hơn 75%). Nổi bật là trái phiếu của CTCP Đầu tư và Phát triển Đô thị Sài Gòn và CTCP Sản xuất và Kinh doanh Vinfast.

Công ty cũng nắm doanh mục trái phiếu niêm yết gần 740 tỷ đồng của các doanh nghiệp như Du lịch Thành Thành Công, Masan Meatlife, Tập đoàn Vingroup, Vinhomes.

Chứng khoán Ngân hàng Ngoại Thương (VCBS) cũng để tỷ trọng lớn ở hợp đồng tiền gửi, chứng chỉ tiền gửi.

Danh mục tự doanh của Chứng khoán ACB (ACBS) toàn bộ là cổ phiếu. Công ty đang ghi lỗ gần 20% so với giá gốc.

Đối với Chứng khoán HSC, Công ty chỉ nắm giữ hơn 1.4 ngàn tỷ đồng tài sản FVTPL. Trong đó, trái phiếu niêm yết chiếm gần 84%. Đối với cổ phiếu, các cổ phiếu nổi bật mà HSC nắm giữ đều là cổ phiếu VN30.

Chứng khoán BIDV (BSC) cũng không nằm ngoài xu hướng khi nắm khá nhiều trái phiếu chưa niêm yết. Tuy nhiên, phần lớn trong số này đến từ trái phiếu tổ chức tín dụng.

Ở danh mục cổ phiếu, DGC, STB, VIB là các mã chiếm tỷ trọng lớn trong danh mục của Công ty.

Đối với Chứng khoán Thiên Việt (TVS), cổ phiếu và trái phiếu chưa niêm yết là 2 thành phần chính trong danh mục tài sản FVTPL của Công ty. Công ty đang nắm một số cổ phiếu nổi bật như HPG, ACB, VPB, MBB.

Khác với xu hướng chung, ở Chứng khoán Rồng Việt (VDS), cổ phiếu chiếm phần đa trong danh mục tự doanh. Một số khoản đầu tư nổi bật của Công ty là DBC, ACB, TCB, CTG, QNS.

Ngoài ra, Công ty cũng nắm hơn 507 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp.

Chí Kiên

FILI

Các tin tức khác

>   APS: Nghị quyết Hội đồng quản trị về việc không tổ chức thành công đại hội đồng cổ đông lần 1 và kế hoạch tổ chức đại hội đồng cổ đông lần 2 (17/05/2023)

>   TNH: Nghị quyết HĐQT về việc sửa đổi điều lệ công ty (18/05/2023)

>   Xuất khẩu chuối sụt giảm, HAG báo lãi sau thuế giảm 68% so với tháng trước (18/05/2023)

>   APS tổ chức bất thành ĐHĐCĐ thường niên 2023 lần thứ nhất (18/05/2023)

>   FUEFCV50: Thông báo thay đổi giá trị tài sản ròng tuần từ 10/05/2023 đến 16/05/2023 (18/05/2023)

>   CMV: Nghị quyết HĐQT số 05/2023 ngày 17/05/2023 (18/05/2023)

>   PWA: Ngày đăng ký cuối cùng Tham dự Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2023 (18/05/2023)

>   PRO: Ngày đăng ký cuối cùng Tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2023 (18/05/2023)

>   CDO: Ngày đăng ký cuối cùng Tham dự Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2023 (18/05/2023)

>   SGS: Ngày đăng ký cuối cùng Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2023 (18/05/2023)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật