Thứ Sáu, 26/05/2023 11:00

Quý ảm đạm của doanh nghiệp xây dựng

Thời gian qua là một trong những giai đoạn khó khăn nhất đối với ngành xây dựng. Kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp xây dựng trên sàn chứng khoán trong quý 1/2023 thể hiện rõ bức tranh ngành với lãi ròng chỉ đạt 808 tỷ đồng, giảm đến 77% so với cùng kỳ năm trước.

Theo dữ liệu của VietstockFinance, trong 119 doanh nghiệp xây dựng trên ba sàn HOSE, HNX và UPCoM đã công bố BCTC quý 1/2023, so với cùng kỳ năm trước, có 26 doanh nghiệp lãi tăng, 47 doanh nghiệp lãi giảm, 22 doanh nghiệp lãi chuyển lỗ, 11 doanh nghiệp tăng lỗ, 9 doanh nghiệp giảm lỗ và 4 doanh nghiệp lỗ chuyển lãi.

Gam màu tối

Nguồn: VietstockFinance

Trong ba tháng đầu năm 2023, doanh thu của 119 doanh nghiệp xây dựng đạt hơn 28 ngàn tỷ đồng, giảm 13%; lãi ròng đạt 808 tỷ đồng, giảm 77% so với quý 1/2022.

Có tới 42/119 doanh nghiệp báo lỗ. Trong đó, Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (HOSE: HBC) có doanh thu 1,194 tỷ đồng, giảm 60% và kết quả lỗ gần 444 tỷ đồng, cùng kỳ năm trước lãi 13 tỷ đồng. Nguyên nhân do lợi nhuận gộp giảm, lãi từ tiền gửi, tiền cho vay giảm, lãi trong công ty liên doanh liên kết giảm; trong khi chi phí lãi vay tăng. Đây là quý lỗ thứ hai liên tiếp của HBC.

Tổng Công ty LICOGI (UPCoM: LIC) có doanh thu 338 tỷ đồng, giảm 7%; lỗ 23 tỷ đồng. LIC cho hay, lợi nhuận giảm do doanh thu hoạt động tài chính trong kỳ của công ty mẹ giảm. Bên cạnh đó, lợi nhuận từ hoạt động đầu tư vào công ty liên doanh liên kết giảm do lợi nhuận từ Thủy điện Bắc Hà (UPCoM: BHA), Licogi 14 (HNX: L14) giảm.

Tương tự HBC, Hưng Thịnh Incons (HOSE: HTN) có quý lỗ thứ hai liên tiếp. Cụ thể, doanh thu giảm hơn 70%, còn 429 tỷ đồng; kết quả lỗ gần 18 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lãi 43 tỷ đồng.

Ở nhóm tăng lỗ, nổi bật là Tổng CTCP Xây dựng Công nghiệp Việt Nam (UPCoM: VVN) tiếp tục lỗ 87 tỷ đồng, cùng kỳ năm trước lỗ 49 tỷ đồng.

Theo sau, do lợi nhuận của công ty mẹ giảm, Tập đoàn Đua Fat (UPCoM: DFF) lỗ 20 tỷ đồng, trong khi doanh thu 178 tỷ đồng, tăng 7%.

FECON (HOSE: FCN) tiếp tục mức lỗ 7 tỷ đồng dù doanh thu tăng hơn 20%, lên 609 tỷ đồng.

Dù các khoản lỗ ít hơn nhưng vẫn còn rất nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp xây dựng. Dịch vụ Kỹ Thuật Viễn thông (UPCoM: TST) và Cơ điện Công trình (UPCoM: MES) còn lỗ khoảng 100 triệu đồng so với cùng kỳ quý 1/2022, lần lượt lỗ 2 tỷ đồng và 300 triệu đồng.

Nguồn: VietstockFinance

Lợi nhuận ròng đi lùi

Tuy không thua lỗ nhưng hụt từ các khoản lãi thoái vốn công ty con và chuyển nhượng đầu tư tài chính khiến lợi nhuận của Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TPHCM (HOSE: CII) đi lùi đến 99%, còn 7 tỷ đồng; trong khi doanh thu tăng 5%, ghi nhận 748 tỷ đồng.

Tương tự, dù doanh thu tăng 47%, đạt 1,965 tỷ đồng, lợi nhuận ròng của Tổng CTCP Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (HOSE: VCG) giảm 98%, còn 16 tỷ đồng.

Tập đoàn Bamboo Capital (HOSE: BCG) lãi ròng 13 tỷ đồng và Licogi 13 (HNX: LIG) 400 triệu đồng, đều giảm 95%.

Nguồn: VietstockFinance

Doanh nghiệp vượt khó

Bối cảnh chung khó khăn, song vẫn có những doanh nghiệp lợi nhuận tăng bằng lần. Đứng đầu là Đầu tư Phát triển Xây dựng - Hội An (HNX: DIH) với lãi ròng tăng đột biến từ 300 triệu đồng quý 1/2022 lên hơn 14 tỷ đồng trong quý 1 năm nay. DIH lý giải, Công ty đang tập trung thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở khu dân cư có kết hợp chỉnh trang đô thị Khối Lâm Sa - Tu Lễ - Xuân Hòa, phường Cẩm Phô và khối Bàu Đưng, phường Thanh Hà, thành phố Hội An để tiến hành khai thác thu hồi vốn. Trong quý 1/2023, dự án đã được đưa vào khai thác một phần nên doanh thu tăng dẫn đến lợi nhuận tăng so với quý 1/2022. Đây cũng là quý có lãi lớn nhất kể từ khi niêm yết trên HNX năm 2011 của DIH.

Thiết kế Xây dựng Thương mại Phúc Thịnh (HNX: PTD) lãi ròng 12 tỷ đồng, Xây lắp Đường ống Bể chứa Dầu khí (UPCoM: PXT) lãi gần 1 tỷ đồng và Đầu tư Phát triển Thành Đạt (HNX: DTD) lãi ròng 130 tỷ đồng; lần lượt tăng 34, 19 và 17 lần so với cùng kỳ năm trước.

Nhờ tăng doanh thu kèm chi phí tài chính và chi phí quản lý doanh nghiệp giảm, Tổng Công ty Sông Đà (UPCoM: SJG) lãi ròng đạt 50 tỷ đồng, tăng gần 6 lần so với cùng kỳ.

Nguồn: Vietstock Finance

Khoản phải thu đáng chú ý

Không thể không nhắc đến các khoản phải thu của các doanh nghiệp xây dựng. Đây là các khoản nợ của khách hàng, đối tác đối với doanh nghiệp khi đã bàn giao hoặc đưa vào sử dụng dự án, hàng hóa... Ngoài ra, các khoản phải thu ngắn hạn là một phần tài ѕản vốn lưu động của công ty, nó có thể được ѕử dụng làm tài ѕản thế chấp để đảm bảo khoản ᴠaу, giúp đáp ứng các nghĩa ᴠụ ngắn hạn.

Khi các khoản phải thu ngắn hạn tăng và kéo dài qua các năm, các doanh nghiệp đều phải có những khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi. Không ít doanh nghiệp có tỷ lệ các khoản phải thu chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản.

Các khoản phải thu ngắn hạn trong quý 1/2023 của 119 doanh nghiệp trên là 147,615 tỷ đồng, tăng 1.5% so với đầu năm.

Nguồn: VietstockFinance

Đứng đầu là Tập đoàn Đầu tư KTT (HNX: KTT) với tỷ lệ các khoản phải thu ngắn hạn 366 tỷ đồng, chiếm 89% tổng tài sản, tính đến cuối quý 1/2023; phần lớn là khoản phải thu ngắn hạn của khách hàng: 326 tỷ đồng. Theo sau là Đầu tư và Xây lắp Constrexim Số 8 (HNX: CX8) với 79%.

Ông lớn HBC có các khoản phải thu 11,286 tỷ đồng, chiếm 72% tổng tài sản; trong đó, khoản phải thu của khách hàng ngắn hạn là 5,763 tỷ đồng, chiếm 51%; phải thu theo tiến độ khách hàng hợp đồng xây dựng là 3,691 tỷ đồng, chiếm 33%, còn lại các là các khoản phải thu ngắn hạn khác. HBC cũng dự phòng khoản phải thu ngắn hạn khó đòi 786 tỷ đồng, tăng 2% so với đầu năm.  

CTD có 11,317 tỷ đồng các khoản phải thu, chiếm 56% tổng tài sản; chủ yếu là khoản phải thu ngắn hạn của khách hàng: 10,928 tỷ đồng, chiếm 97%. Đáng chú ý, CTD trích lập dự phòng phải thu khách hàng ngắn hạn khó đòi 1,062 tỷ đồng; trong đó Công ty TNHH Đầu tư Bất động sản Ngôi sao Việt (thành viên của Tập đoàn Tân Hoàng Minh) 484 tỷ đồng, CTCP Đầu tư Minh Việt 122 tỷ đồng, còn lại là các khách hàng khác.

Xét về giá trị, BCG có các khoản phải thu ngắn hạn lớn nhất: 13,798 tỷ đồng, chiếm 30% tổng tài sản. VCG cũng có đến 9,210 tỷ đồng cho các khoản phải thu ngắn hạn, chiếm 28% tổng tài sản trong quý 1.

Chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ 14% trong tổng tài sản là Cơ Điện Lạnh (HOSE: REE) và Tập Đoàn PC1 (HOSE: PC1). Số dư lần lượt là 4,697 tỷ đồng và 2,990 tỷ đồng, tính đến cuối quý 1.

Nguồn: VietstockFinance

Thanh Tú

FILI

Các tin tức khác

>   NGC: Báo cáo thường niên 2022 (24/05/2023)

>   MND: Nghị quyết Hội đồng quản trị (24/05/2023)

>   PPH: Ngày đăng ký cuối cùng trả cổ tức bằng tiền mặt (24/05/2023)

>   PXC: Ngày đăng ký cuối cùng Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2023 (24/05/2023)

>   TV6: Ngày đăng ký cuối cùng Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2023 (24/05/2023)

>   VMA: Ngày đăng ký cuối cùng trả cổ tức bằng tiền mặt (24/05/2023)

>   THU: Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2023 (23/05/2023)

>   KIP: Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2023 (23/05/2023)

>   QNC: Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2023 (23/05/2023)

>   TDS: Thay đổi giấy đăng ký kinh doanh (23/05/2023)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật