Thứ Năm, 25/05/2023 11:00

Quý 1 thăng trầm của doanh nghiệp dầu khí

Bức tranh quý 1/2023 của nhóm doanh nghiệp ngành dầu khí đan xen những mảng màu trái ngược. Có doanh nghiệp tăng lãi thậm chí tính bằng lần nhưng cũng có những cái tên chứng kiến lãi ròng giảm mạnh, thậm chí thua lỗ.

Thống kê từ VietstockFinance cho thấy, trong số 33 doanh nghiệp nhóm ngành dầu khí công bố kết quả kinh doanh quý 1, có 15 doanh nghiệp báo lãi tăng trưởng, với 3 doanh nghiệp chuyển lỗ thành lãi; 15 doanh nghiệp báo giảm lãi; và có 3 cái tên thua lỗ, trong đó có 1 chuyển lãi thành lỗ.

Hai mảng màu tương phản của 4 ông lớn ngành dầu khí

Nhóm 4 ông lớn trong ngành ghi nhận kết quả làm ăn trái ngược nhau. Tập đoàn xăng dầu Việt Nam Petrolimex (HOSE: PLX) đã có một quý kinh doanh thành công khi đạt lãi ròng tới 620 tỷ đồng, gấp 2.55 lần cùng kỳ, dù doanh thu chỉ tăng nhẹ 1% (đạt hơn 67.4 ngàn tỷ đồng).

Petrolimex kinh doanh thuận lợi trong quý 1 nhờ giá xăng dầu ổn định

PV Oil (OIL) cũng nằm trong nhóm tăng lãi. Dù doanh thu sụt giảm, doanh nghiệp vẫn tăng lãi ròng 16%, lên 254 tỷ đồng.

Trong khi đó, PV Gas (GAS) và Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) ghi nhận kết quả sụt giảm. Đáng chú ý, mức giảm của BSR tương đối đáng kể (30%), còn 1.63 ngàn tỷ đồng.

Tất nhiên, sự tăng giảm nào cũng có lý do. Petrolimex cho biết, hoạt động kinh doanh xăng dầu trong quý 1 ở điều kiện bình thường nên cho lợi nhuận tốt hơn, với nguồn cung năng lượng và giá dầu thế giới không chịu ảnh hưởng bất thường từ cuộc xung đột vũ trang giữa Nga - Ukraine như cùng kỳ và nguồn cung từ các nhà máy lọc dầu trong nước ở mức ổn định. Bên cạnh đó, các hoạt động kinh doanh từ lĩnh vực khác của Petrolimex cũng ổn định và tăng trưởng tốt, đặc biệt là nhóm hóa dầu.

Còn BSR giải thích, khác cùng kỳ - thời điểm giá dầu thô tăng mạnh từ hơn 87 USD/thùng lên tới gần 119 USD/thùng (cuối tháng 03/2022) - quý 1/2023 chứng kiến mức giá dầu ổn định ở mức 82 USD/thùng, rồi giảm nhẹ xuống 78.56 USD/thùng vào tháng 3. Với một doanh nghiệp lọc hóa dầu, việc giá dầu giảm ảnh hưởng mạnh đến doanh số, khiến kết quả quý 1 không đạt được mức cao như trước.

BSR chịu cảnh ngược lại vì giá dầu thô giảm mạnh so với cùng kỳ

Dẫu vậy, việc kết quả sụt giảm cũng là điều được BSR dự báo trước. So với kế hoạch đặt ra tại ĐHĐCĐ thường niên 2023, BSR thực hiện được gần 36% kế hoạch doanh thu và gần như hoàn thành mục tiêu lợi nhuận sau thuế cả năm (99.5%) chỉ sau 1 quý.

Kết quả kinh doanh quý 1/2023 của 4 ông lớn ngành dầu khí

Những gam màu trái ngược

Câu chuyện kinh doanh quý 1 của những doanh nghiệp còn lại của ngành cũng tương tự - đan xen các mảng màu trái ngược.

Nổi bật trong nhóm tăng lãi là “đại gia xăng dầu miền Tây” - Dầu khí Nam Sông Hậu (PSH). Doanh nghiệp đã có một kỳ kinh doanh rực rỡ với doanh thu tăng 63%, đạt 3.83 ngàn tỷ đồng; lãi ròng gấp 14.8 lần cùng kỳ, đạt 199 tỷ đồng, cũng là mức tăng lớn nhất trong ngành.

Lợi nhuận quý 1/2023 của đại gia xăng dầu miền Tây tăng mạnh so với cùng kỳ 

PV Gas D (PGD) - doanh nghiệp phân phối khí của PV Gas - ghi nhận sự tăng trưởng ở lợi nhuận (27%, đạt 111 tỷ đồng) dù doanh thu sụt giảm (14%, còn 2.3 ngàn tỷ đồng). Một số cái tên khác có thể kể đến như Comeco (COM) lãi gấp 7 lần cùng kỳ (hơn 400 triệu đồng); ABS lãi gấp 2.7 lần cùng kỳ, đạt hơn 10 tỷ đồng.

PVD - doanh nghiệp khoan dầu của PVN thậm chí chuyển lỗ thành lãi, khi đạt lợi nhuận ròng 66 tỷ đồng (cùng kỳ lỗ 56 tỷ đồng). Ngoài ra, PVCPSB là 2 cái tên khác trong kỳ có thể chuyển lỗ thành lãi.

Ở chiều ngược lại, nhiều doanh nghiệp ghi nhận lợi nhuận giảm mạnh, trong đó có cả những cái tên được xếp vào hàng “trùm xăng dầu” như Thanh Lễ (Thương mại Xuất nhập khẩu Thanh Lễ, TLP). Trong quý 1, TLP báo lãi ròng chỉ đạt gần 26 tỷ đồng, giảm 58% so với cùng kỳ dù doanh thu tăng 23%, lên hơn 5.5 ngàn tỷ đồng. Tuy vậy, thứ gây nên cơ sự này chủ yếu do các khoản chi phí tăng mạnh, đặc biệt là chi phí tài chính (gấp hơn 2.1 lần cùng kỳ).

POV (Xăng dầu khí Vũng Áng) cũng báo lãi giảm 42%, còn 5 tỷ đồng vì diễn biến giá dầu thế giới tăng giảm đan xen trong quý 1, dẫn đến công tác điều hành khó khăn.

Với nhóm thua lỗ, nổi bật có PVB (Bọc ống dầu khí Việt Nam) lỗ 7.2 tỷ đồng (cùng kỳ lãi 4 tỷ đồng). Doanh nghiệp cho biết, do doanh thu trong kỳ ghi nhận giảm mạnh (còn gần 600 triệu đồng) nên không thể bù đắp được các khoản chi phí phát sinh, dẫn đến thua lỗ.

Bức tranh trái chiều của doanh nghiệp xăng dầu quý 1/2023

Hồng Đức

FILI

Các tin tức khác

>   PDN: Nghị quyết HĐQT về việc phát hành cổ phiếu, trả cổ tức bằng tiền và thống nhất lựa chọn đơn vị kiểm toán BCTC năm 2023 (23/05/2023)

>   LM8: Thông báo ký hợp đồng soát xét và kiểm toán BCTC năm 2023 (23/05/2023)

>   DVP: Nghị quyết HĐQT về kết quả sản xuất kinh doanh quý 01/2023, kế hoạch sản xuất kinh doanh quý 02/2023 (23/05/2023)

>   CI5: Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2023 (23/05/2023)

>   MWG: Doanh thu điện thoại, điện máy hồi phục, nhu cầu máy lạnh đột biến trong mùa nóng (23/05/2023)

>   CQN: Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2023 (23/05/2023)

>   DSC: Nghị quyết Hội đồng quản trị (23/05/2023)

>   DCT: Tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông (23/05/2023)

>   FBC: Công bố thông tin tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông thường niên Công ty Cổ phần Cơ khí Phổ Yên năm 2023 (23/05/2023)

>   Lỗ liên tiếp năm thứ 7, Xi măng Công Thanh nâng lỗ lũy kế lên hơn 6,000 tỷ đồng (23/05/2023)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật