Thứ Tư, 31/05/2023 16:55

Hàng loạt khó khăn trong công cuộc tái cơ cấu của AMD

Ngày 30/05/2023, CTCP Đầu tư và Khoáng sản FLC Stone (HOSE: AMD) đã tổ chức ĐHĐCĐ bất thường. Một nội dung quan trọng của ĐHĐCĐ bất thường lần này là thông qua chủ trương về việc tái cơ cấu, xử lý tồn tại phát sinh của AMD.

AMD tổ chức ĐHĐCĐ bất thường năm 2023 ngày 30/05/2023

Tồn đọng nhiều vấn đề trong công cuộc tái cơ cấu 

Theo trình bày của lãnh đạo AMD, giai đoạn 2020-2022, Công ty đã và đang bị ảnh hưởng, tác động bởi hàng loạt sự kiện bất khả kháng (ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, sự suy thoái của nền kinh tế thế giới và trong nước, vụ việc có liên quan gián tiếp đến các cựu lãnh đạo tại Tập đoàn FLC bị khởi tố và tạm giam để phục vụ công tác điều tra). Với những sự kiện tác động này, hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính của Công ty bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Từ tháng 03/2022, sau các thông tin liên quan đến vụ việc về cựu lãnh đạo của Tập đoàn FLC, các ngân hàng đồng loạt dừng giải ngân các khoản vay đã được phê duyệt và dừng cấp mới các hạn mức/ khoản vay cho AMD. Việc các ngân hàng dừng giải ngân khiến dòng vốn của AMD bị tắc nghẽn, làm đình trệ mọi hoạt động của doanh nghiệp.

Không chỉ dừng lại ở việc tạm dừng giải ngân, các ngân hàng/ tổ chức tín dụng còn đồng thời triển khai các biện pháp thu hồi nợ trước hạn. Thậm chí, các biện pháp thu giữ tài sản bảo đảm cũng được các ngân hàng/ tổ chức tín dụng đẩy nhanh.

Mặt khác, các công ty cung cấp cho hoạt động của AMD cũng gia tăng yêu cầu thanh toán giảm dư nợ và đang yêu cầu xem xét dừng hợp đồng nếu không đáp ứng yêu cầu thanh toán, khiến hoạt động tài chính của AMD bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Ngoài ra, do Chính phủ đang thực hiện việc siết chặt tín dụng, ban hành nhiều chế tài kiểm soát kinh tế vĩ mô, đặc biệt là kiểm soát tín dụng cấp cho bất động sản, nên rất nhiều đối tác, khách hàng là các chủ đầu tư dự án bất động sản lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán, không thể tiếp tục hoạt động, thậm chí nhiều trường hợp không thể liên hệ. Thực tế này khiến hoạt động thu hồi công nợ, đầu tư của AMD bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Đi sâu hơn, AMD nêu ra hàng loạt vấn đề tồn tại, phát sinh từ năm 2015 đến nay.

Đầu tiên, tổng giá trị các khoản cho vay, nợ phải thu, hợp tác đầu tư, trả trước cho người bán tính đến ngày 31/12/2022 là hơn 1.2 ngàn tỷ đồng. AMD đang đối mặt tình trạng khó thu hồi đối với một số khoản công nợ và có thể phải điều chỉnh các khoản công nợ cho vay, hợp tác đầu tư và các khoản đầu tư vào đơn vị khác.

Trong đó, đối với hơn 1 ngàn tỷ đồng các khoản phải thu hiện cần tiếp tục xem xét, đàm phán để thu nợ, Công phải thực hiện trích lập dự phòng 100%.

Về các khoản đầu tư của AMD tại các công ty con, công ty liên kết, một số công ty, AMD đầu tư với tổng số tiền 370 tỷ đồng đang bị ảnh hưởng nghiệm trọng sau đại dịch cùng nhiều sự kiện bất khả kháng nên toàn bộ hoạt động kinh doanh đang bị đóng băng. Công ty cần trích lập dự phòng với các khoản đầu tư này.

Đồng thời, BCTC quý 4/2022 của Công ty ghi nhận giá trị hàng tồn kho 409 tỷ đồng. Tuy nhiên, theo thông tin từ các đơn vị, một số hàng hóa đã xuất kho nhưng chưa tiếp cận được hồ sơ, chứng từ có liên quan, một số hàng hóa bị thất lạc nhưng chưa xác định được nguyên nhân. Do vậy, Công ty cần thực hiện rà soát tài sản hiện hữu và thực hiện ghi nhận hàng hóa tồn kho theo đúng thực tế kiểm kê.

Trả lời cổ đông về việc trích lập dự phòng các khoản phải thu, đầu tư, Ban lãnh đạo AMD đánh giá việc trích lập dự phòng là theo yêu cầu của pháp luật, không có nghĩa là Công ty mất quyền thu với các khoản này. Công ty đã thành lập tổ thu hồi và xử lý các khoản này và trong thời gian tới sẽ ghi nhận trở lại trên BCTC với khoản thu nhập tương ứng.

Ước lãi 7.8 tỷ đồng trong nửa đầu năm 2023

Ban lãnh đạo AMD cho biết Công ty đang trong giai đoạn tái cấu trúc để phù hợp với quy mô hoạt động. Theo đó, định hướng kinh doanh thời gian tới là tập trung nguồn lực để phát triển, vận hành việc khai thác mỏ và sản xuất đá ốp lát, mỹ nghệ và vật liệu xây dựng. Công ty sẽ tập trung phát triển có chiều sâu về mạng lưới phân phối đá ốp lát thông qua mô hình các tổng kho, phát triển các đại lý trong nước để đón đầu việc thắt chặt kiểm soát khai thác, cấp phép mỏ đá trong những năm tới của Chính phủ.

AMD sẽ mở rộng việc liên doanh, liên kết với một số đối tác nước ngoài để triển khai một số sản phẩm mới cho việc xuất khẩu như đá trang trí, đá khối.

Đồng thời, tiếp tục mở rộng việc khai thác để nâng cao công suất khai thác từ các mỏ đã có thị trường như Núi Bền, Hà Lĩnh, cũng như tập trung tăng cường năng lực sản xuất, đa dạng hóa sản phẩm tại Nhà máy Núi Loáng.

Chia sẻ về kết quả kinh doanh, Ban lãnh đạo AMD ước tính tổng doanh thu đến hết 30/06/2023 đạt 110 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế đạt 7.8 tỷ đồng.

Yến Chi

FILI

Các tin tức khác

>   KSB: Nghị quyết HĐQT về việc triển khai phương án chào bán thêm cổ phiếu ra công chúng (31/05/2023)

>   GEG: Nghị quyết HĐQT số 11 ngày 30/05/2023 (31/05/2023)

>   ELC: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thay đổi lần thứ 29 (31/05/2023)

>   DXV: Nghị quyết HĐQT về việc chấp thuận hợp đồng mua bán vỏ bao xi măng (31/05/2023)

>   SID: Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2023 (31/05/2023)

>   BID: CBTT v/v thay đổi địa điểm trụ sở Chi nhánh Hùng Vương (31/05/2023)

>   VCH: CBTT về việc VCB được NHNN chấp thuận tăng vốn điều lệ (31/05/2023)

>   SEA: Giấy chứng nhận Đăng ký hoạt động của Chi nhánh Đại An thay đổi theo địa chỉ mới. (31/05/2023)

>   TCO: Nghị quyết HĐQT về việc thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2023 và tài liệu ĐHĐCĐTN 2023 (31/05/2023)

>   NVL: Nghị quyết HĐQT và tài liệu ĐHĐCĐ thường niên 2023 (31/05/2023)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật