Thứ Sáu, 05/05/2023 17:34

Đồng Nai thiếu gần 7 triệu m3 vật liệu san lấp cho hai dự án trọng điểm

Theo Sở Giao thông Vận tải tỉnh Đồng Nai, tổng nhu cầu vật liệu san lấp phục vụ hai dự án cao tốc Biên Hòa-Vũng Tàu và đường Vành đai 3-TPHCM khoảng 7,7 triệu m3 và hiện chưa có đủ nguồn cung cấp đất đắp nền.

Dự án Vành đai 3 TPHCM đang gặp tình trạng thiếu đất, cát đắp nền cho các đoạn trên địa bàn TPHCM và tỉnh Đồng Nai. Ảnh: Minh Hoàng

Theo TTXVN, ngày 5-5, Sở Giao thông Vận tải tỉnh Đồng Nai cho biết đã phối hợp cùng các đơn vị chức năng khảo sát, tính toán nhu cầu vật liệu san lấp phục vụ hai dự án trọng điểm là cao tốc Biên Hòa-Vũng Tàu và đường Vành đai 3-TPHCM, đoạn qua địa bàn tỉnh Đồng Nai.

Kết quả khảo sát cho thấy, tổng nhu cầu vật liệu san lấp phục vụ hai dự án trên vào khoảng 7,7 triệu m3. Trong đó, có hơn 5,8 triệu m3 đất đắp và 1,9 triệu m3 cát. Khi triển khai hai dự án, tỉnh Đồng Nai sẽ thiếu gần 7 triệu m3 đất đắp và cát.

Đối với cát, dù khan hiếm nhưng các đơn vị liên quan có thể tìm được nguồn cung. Riêng đất đắp nền, hiện nguồn cung rất ít. Đến nay, Đồng Nai vẫn chưa có mỏ đất đã hoàn thành hồ sơ thủ tục khai thác để phục vụ hai dự án và nếu có tận dụng đất tầng phủ tại các mỏ đá thì cũng chỉ có thể khai thác được gần 1 triệu m3 đất.

Trong hai dự án nêu trên, cao tốc Biên Hòa-Vũng Tàu đoạn qua Đồng Nai cần lượng đất đắp rất lớn với khoảng 5,3 triệu m3.

Trong khi đó, dự kiến tháng 6 tới tuyến đường sẽ khởi công, nếu không có giải pháp kịp thời thì cao tốc Biên Hòa-Vũng Tàu có nguy cơ bị chậm tiến độ vì thiếu đất đắp nền, điều đã xảy ra tại cao tốc Phan Thiết-Dầu Giây.

TTXVN dẫn thông tin từ Sở Giao thông Vận tải tỉnh Đồng Nai cho biết, Đồng Nai có mỏ đá Phước Bình với hơn 9 triệu m3 đất san lấp đã được tỉnh cấp phép khai thác. Tuy nhiên, hiện mỏ đá này chưa thể khai thác vì vướng thủ tục lập hồ sơ thuê đất và cấp quyết định chủ trương đầu tư cho mỏ.

Cũng theo TTXVN, UBND tỉnh Đồng Nai cho biết, Luật Khoáng sản năm 2010 quy định, đất làm vật liệu san lấp là khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường. Do vậy, việc cấp phép khai thác đất làm vật liệu san lấp phải tuân thủ theo quy định của Luật Khoáng sản.

Tuy nhiên, quá trình cấp giấy phép khai thác khoảng sản làm vật liệu xây dựng thông thường gặp hàng loạt vướng mắc do các quy định bất cập, chồng chéo giữa Luật Khoáng sản, Luật Đất đai và Luật Đầu tư.

Để giải quyết đất đắp phục vụ dự án, UBND tỉnh Đồng Nai đã chỉ đạo các đơn vị liên rà soát những vướng mắc, đề xuất giải pháp xử lý, báo cáo để UBND tỉnh có ý kiến với Bộ Tài nguyên-Môi trường nhằm tháo gỡ khó khăn trong quá trình lập thủ tục khai thác vật liệu san lấp.

N.Tân

TBKTSG

Các tin tức khác

>   Hàng trăm lô đất tỉnh ven Hà Nội sắp đấu giá, khởi điểm từ 5 triệu đồng/m2 (05/05/2023)

>   Cao tốc Bắc-Nam: Bàn giao mặt bằng có thể thi công mới đạt hơn 60% (05/05/2023)

>   Gần 2.400 thửa đất ở Cam Lâm được giao dịch trở lại (05/05/2023)

>   TPHCM: Ba khu công nghiệp bị loại khỏi quy hoạch (05/05/2023)

>   Nhà ở xã hội và bài toán dịch chuyển từ chiến lược sang thực tế (05/05/2023)

>   Thành lập tổ nghiên cứu thí điểm cát biển làm vật liệu xây dựng dự án giao thông (05/05/2023)

>   Bộ Xây dựng: Hơn 50% dự án vướng do khó xác định giá đất ‘thị trường’ (04/05/2023)

>   Thêm một công ty bất động sản Trung Quốc đứng trên bờ vực vỡ nợ (04/05/2023)

>   Huyện Lạc Dương sẽ sáp nhập vào thành phố Đà Lạt (03/05/2023)

>   Dự án nâng cấp quốc lộ 1A qua Hậu Giang, Sóc Trăng dự kiến hoàn thành vào 19-5 (03/05/2023)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật