ĐBQH Trần Hoàng Ngân: Chúng ta đã đạt được những kết quả đáng trân trọng!
Bức tranh kinh tế của Việt Nam trong 2022 và 2023 cho thấy, chúng ta đã đạt được những kết quả đáng trân trọng! Tuy nhiên, nếu chúng ta để đà suy giảm này tiếp tục thì tình trạng thất nghiệp sẽ gia tăng, tác động đến vấn đề an sinh xã hội. Do vậy, cần phải tập trung để có những giải pháp cấp bách và lâu dài để đảm bảo kinh tế Việt Nam phát triển bền vững hơn, nâng cao tính độc lập, tự chủ trong thời gian tới.
Các ý kiến phát biểu tại Tổ 2 gồm các đại biểu của Đoàn ĐBQH thành phố Hồ Chí Minh, cơ bản tán thành với nhiều nội dung Báo cáo của Chính phủ. Quốc hội, Chính phủ đã có những quyết sách đúng đắn, kịp thời, giúp kinh tế nước ta đã phục hồi nhanh, đạt được những kết quả khá toàn diện, tích cực trên nhiều lĩnh vực, kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 sau khi đánh giá bổ sung đã có nhiều thay đổi tích cực hơn.
Đặc biệt, trong những tháng cuối năm, tình hình trong và ngoài nước hết sức khó khăn, nhưng nước ta giữ được ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định về tỷ giá và lạm phát, thị trường tài chính - tiền tệ vẫn cơ bản ổn định là thành tựu nổi bật.
Đại biểu Trần Hoàng Ngân: Nhìn bức tranh kinh tế của Việt Nam trong 2022 và 2023, chúng ta đã đạt được những kết quả đáng trân trọng!
|
Kinh tế Việt Nam bị ảnh hưởng rất lớn
Đại biểu Quốc hội Trần Hoàng Ngân cho rằng, bối cảnh kinh tế thế giới hơn 3 năm vừa qua rất khó khăn, nhiều yếu tố bất lợi, bất định và tác động đến kinh tế thế giới. Trong 2 năm đại dịch COVID-19 (năm 2020 và 2021), thế giới đã chao đảo khủng hoảng y tế, khủng hoảng kinh tế đứt gãy chuỗi cung ứng.
Bước sang năm 2022, chúng ta kỳ vọng đến sự phục hồi mạnh của của của thế giới nhưng cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine lại bùng phát dẫn đến những tác động nghiêm trọng đến tình hình kinh tế- xã hội, chính trị của thế giới, khủng hoảng về năng lượng, khủng hoảng lương thực, khủng hoảng nhân đạo…
Cho đến nay, cuộc xung đột này thấy vẫn chưa có dấu hiệu kết thúc và còn diễn biến phức tạp. Hơn 3 năm đầy khó khăn đó, kinh tế thế giới đã chao đảo và có lúc là suy thoái đến âm 3,5%.
Đại biểu Trần Hoàng Ngân nhấn mạnh, nước ta là quốc gia có độ mở lớn thì bị tác động càng nặng nề hơn. Nhất là trong bối cảnh khủng hoảng năng lượng, khủng hoảng lương thực, thế giới rơi vào vòng xoáy của lạm phát… và những rung chuyển của thị trường ngoại hối, các đồng tiền biến động rất mạnh.
Thương mại thế giới sụt giảm, các quốc gia xuất khẩu là thế mạnh thì chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nói như vậy để thấy rằng kinh tế Việt Nam chúng ta bị ảnh hưởng rất lớn.
Cần giải pháp cấp bách và lâu dài để kinh tế Việt Nam phát triển bền vững
Đại biểu Trần Hoàng Ngân cho rằng: Nhìn bức tranh kinh tế của Việt Nam trong 2022 và 2023, chúng ta đã đạt được những kết quả đáng trân trọng!
Theo ông, đây là kết quả của sự nỗ lực, quyết tâm rất cao của cả hệ thống chính trị, của cộng đồng doanh nghiệp, của người dân. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, tốc độ tăng trưởng kinh tế của năm 2022 là trên 8% và vẫn giữ được nền tảng của kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát kiểm soát được dưới 4%...
Tuy nhiên, các đại biểu của đoàn TPHCM cũng cho rằng, nếu chúng ta để đà suy giảm này tiếp tục thì tình trạng thất nghiệp sẽ gia tăng, tác động đến vấn đề an sinh xã hội.
Do vậy, cần phải tập trung để có những giải pháp cấp bách và lâu dài để đảm bảo kinh tế Việt Nam phát triển bền vững hơn, nâng cao tính độc lập, tự chủ trong thời gian tới.
Đại biểu Trần Anh Tuấn: Một số tác động của bối cảnh chung của thế giới về tiêu dùng, lạm phát là ngoài tầm với với chúng ta.
|
Một số tác động chung của thế giới nằm "ngoài tầm với" của chúng ta
Đại biểu Quốc hội Trần Anh Tuấn cũng cho rằng, tình hình kinh tế thế giới khó khăn đã ảnh hưởng tới hành vi tiêu dùng, sức tiêu dùng của các nước, đặc biệt là những thị trường mà chúng ta xuất khẩu lớn, ảnh hưởng tới xuất khẩu và sản xuất hàng hóa trong nước.
Nước ta cũng đã đã thực hiện rất nhiều giải pháp nhằm động lực tăng trưởng, kích cầu tiêu dùng, sản xuất ….
Tuy nhiên, một số tác động của bối cảnh chung của thế giới về tiêu dùng, lạm phát là ngoài tầm với với chúng ta. Mặc dù chúng ta đã thực hiện các biện pháp tăng cường đa dạng hóa thị trường, đa dạng hóa sản phẩm, mở rộng thêm thị trường khác trong khối Châu Phi, Nam Mỹ… nhưng tiến trình còn rất chậm.
Theo đại biểu, chúng ta cần phải tính toán, nghiên cứu những gì nền kinh tế chúng ta có thể mạnh chủ động được thì cần quan tâm, nghiên cứu và tập trung thúc đẩy nhiều hơn.
Báo Chính phủ
|