Thứ Tư, 03/05/2023 07:15

Dầu sụt hơn 5% xuống mức thấp nhất trong 5 tuần

Giá dầu sụt 5% xuống mức đáy 5 tuần vào ngày thứ Ba (02/5), do lo ngại về nền kinh tế khi các chính trị gia Mỹ thảo luận về các cách tránh vỡ nợ và nhà đầu tư chuẩn bị đón nhận đợt nâng lãi suất nữa trong tuần này.

Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Ba, hợp đồng dầu Brent lùi 3.99 USD (tương đương 5%) xuống 75.32 USD/thùng. Hợp đồng dầu WTI mất 4 USD (tương đương 5.3%) còn 71.66 USD/thùng.

Đó đều là mức đóng cửa thấp nhất của cả 2 hợp đồng dầu kể từ ngày 24/3/2023 và cũng là phiên giảm mạnh nhất kể từ đầu tháng 1/2023.

Giá dầu và các chỉ số chính trên Phố Wall đều giảm sau khi Bộ trưởng Tài chính Mỹ, Janet Yellen, cho biết chính phủ có thể vỡ nợ trong vòng 1 tháng.

Nhà Trắng cho biết Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ không đàm phán về trần nợ trong cuộc họp với 4 nhà lãnh đạo hàng đầu của Quốc hội Mỹ vào ngày 09/5/2023, tuy nhiên, ông Biden sẽ thảo luận về việc bắt đầu “một quy trình ngân sách riêng”.

Số lượng tuyển dụng nhân sự tại Mỹ trong tháng 3 giảm tháng thứ 3 liên tiếp và tỷ lệ sa thải việc làm tăng lên mức cao nhất trong hơn 2 năm, cho thấy sự suy yếu trong thị trường lao động có thể hỗ trợ cuộc chiến chống lạm phát của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).

Chuyên gia phân tích tại ngân hàng Barclays cho biết: “Nền kinh tế Mỹ tiếp tục phát triển theo cách phù hợp với suy thoái kinh tế bắt đầu vào cuối năm nay”.

Vào cuối tuần này, nhà đầu tư sẽ tìm kiếm hướng đi của thị trường từ việc nâng lãi suất như dự báo của ngân hàng trung ương để tiếp tục chống lạm phát. Nhiều đợt nâng lãi suất hơn có thể làm trì trệ tăng trưởng kinh tế và làm giảm nhu cầu năng lượng.

Fed được kỳ vọng sẽ nâng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản vào ngày thứ Tư (03/5).

Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cũng được dự báo sẽ nâng lãi suất tại cuộc họp chính sách thường kỳ vào ngày thứ Năm (04/5).

Trong khi đó, những lo ngại về nhu cầu dầu diesel trong những tháng gần đây đã gây áp lực lên hợp đồng dầu sưởi tương lai tại Mỹ, khiến hợp đồng này rớt xuống mức thấp nhất kể từ tháng 12/2021.

Vào cuối tuần qua, dữ liệu từ Trung Quốc, quốc gia nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới, cho thấy hoạt động sản xuất bất ngờ giảm trong tháng 4. Đó là tháng giảm đầu tiên của chỉ số quản lý mua hàng sản xuất (PMI) kể từ tháng 12/2022.

Về phía nguồn cung, sản lượng dầu của Iran đã vượt 3 triệu thùng/ngày, Bộ trường dầu mỏ nước này cho biết. Thành viên Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) này, vốn đang chịu các lệnh trừng phạt của Mỹ kể từ năm 2018, đã cung cấp bình quân 2.4 triệu thùng/ngày trong năm 2021.

Thị trường đã bỏ qua thông tin rằng sản lượng của OPEC giảm trong tháng 4, khi các quốc gia bị trừng phạt Nga và Iran tiếp tục tìm kiếm đầu ra cho dầu thô của họ.

An Trần (theo CNBC)

FILI

Các tin tức khác

>   Sắt thép, xi măng, phân bón xuất khẩu sang EU sắp bị đánh thuế carbon (02/05/2023)

>   Giá gas tháng 5 tăng nhẹ (02/05/2023)

>   Dầu giảm hơn 1% do lo ngại về tăng trưởng kinh tế tại Mỹ (02/05/2023)

>   Dầu giảm 2 tuần liên tiếp bất chấp đà tăng mạnh trong phiên (29/04/2023)

>   Dầu tăng nhẹ khi Nga cho biết thị trường dầu toàn cầu cân bằng (28/04/2023)

>   Tháo gỡ khó khăn, cơ cấu lại Tập đoàn Than – Khoáng sản  (27/04/2023)

>   Dầu sụt gần 4% do lo ngại về suy thoái kinh tế (27/04/2023)

>   Dầu quay đầu giảm hơn 2% sau 2 phiên tăng liên tiếp (26/04/2023)

>   Dầu tăng hơn 1% nhờ lạc quan về nhu cầu tại Trung Quốc (25/04/2023)

>   Đại lý bán lẻ xăng dầu có thể được lấy hàng từ nhiều nguồn (24/04/2023)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật