Thứ Ba, 16/05/2023 08:05

Chưa đầy 2 tháng, PVMACHINO thoái vốn 2 công ty liên doanh, dự thu gần 360 tỷ

CTCP Máy - Thiết bị Dầu khí (PVMACHINO, UPCoM: PVM) vừa công bố Nghị quyết HĐQT về việc thoái vốn tại Công ty TNHH FCC Việt Nam (FCC VN) theo đề xuất của Tổng Giám đốc ngày 28/04/2023.

Phần vốn chuyển nhượng là 10% vốn điều lệ của FCC VN, tương đương gần 49.5 tỷ đồng tại thời điểm ký kết Điều lệ FCC VN.

Mức giá chuyển nhượng là 10% giá trị tài sản thuần của FCC VN tại thời điểm 31/12/2022 nhân với 110%, tương đương khoảng 208 tỷ đồng. Đơn vị nhận chuyển nhượng là Công ty TNHH FCC.

Thời gian chuyển nhượng trong vòng 90 ngày kể từ ngày ký kết hợp đồng chuyển nhượng vốn.

Đơn vị tư vấn thủ tục chuyển nhượng phần vốn góp của PVM tại FCC VN là CTCP Tư vấn EY Việt Nam với mức phí PVM phải trả hơn 75 triệu đồng.

Trước đó, vào ngày 27/03, PVM đã hoàn thành việc thoái toàn bộ 10% vốn góp tại Công ty TNHH Việt Nam Nippon Seiki (VNS), với giá chuyển nhượng hơn 149 tỷ đồng. Đơn vị nhận chuyển nhượng là Công ty TNHH Nippon Seiki.

Đây là nguyên nhân chính giúp doanh thu tài chính quý 1/2023 của PVM cao gấp 17 lần cùng kỳ, lên gần 138 tỷ đồng. Kết quả, Công ty báo lãi ròng đạt hơn 70 tỷ đồng, gấp 35 lần quý 1/2022, và đã vượt 40% kế hoạch lợi nhuận năm (50 tỷ đồng).

Chỉ trong chưa đầy 2 tháng, PVM liên tiếp thoái vốn tại 2 công ty liên doanh là FCC VN và VNS.

Trước đó, PVM sở hữu 10% vốn tại FCC VN và 10% vốn tại VNS. Ngoài ra, Công ty còn đang nắm 8.45% vốn tại Công ty TNHH Hitachi Astemo Hà Nội. Tại ngày 01/01/2023, tổng giá trị gốc đầu tư của PVM vào 3 đơn vị này gần 98 tỷ đồng.

Các đối tác trong liên doanh đều là những doanh nghiệp hàng đầu Nhật Bản trong ngành công nghiệp hỗ trợ và sản xuất máy móc như Showa, Nippon Seiki, FCC, Asia Honda Motor và Itochu Coporation.

Các liên doanh này chuyên sản xuất phụ tùng ô tô, xe máy, xe chuyên dụng và các loại máy khác, tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu với các khách hàng lớn như BMW, Honda, Harley Davidson...

PVM có tiền thân hợp nhất từ Tổng Công ty Xuất nhập khẩu Máy (thành lập theo quyết định của Bộ Thương mại và Du lịch ngày 03/03/1956) và Tổng Công ty Thiết bị phụ tùng (Tổng cục Vật tư thành lập ngày 03/03/1960). 

Năm 2003, chuyển đổi thành Công ty Máy và Phụ tùng. Năm 2007, chuyển về làm thành viên của Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam. Năm 2008, chuyển về làm đơn vị thành viên Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.

Năm 2010, thực hiện cổ phần hóa đổi tên thành CTCP Máy - Thiết bị Dầu khí, lấy tên giao dịch quốc tế là PVMACHINO.

Tổng Công ty thực hiện chức năng tập hợp nhu cầu máy móc thiết bị phụ tùng của các ngành công nghiệp trong nước, lên đơn hàng rồi ký kết hợp đồng với nước ngoài, nhập khẩu hàng, sau đó thực hiện cung ứng cho các Bộ, ngành trong cả nước.

Thế Mạnh

FILI

Các tin tức khác

>   RAT: Báo cáo tài chính năm 2022 (15/05/2023)

>   RAT: Báo cáo tài chính năm 2022 (Công ty mẹ) (15/05/2023)

>   DNM: Ngày đăng ký cuối cùng Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2023 (15/05/2023)

>   VMS: Ngày đăng ký cuối cùng Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2023 (15/05/2023)

>   FIC: Nghị quyết Hội đồng quản trị (15/05/2023)

>   BEL: Điều lệ và các quy chế hoạt động của Công ty (15/05/2023)

>   PTO: Tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông (15/05/2023)

>   HUG: Điều lệ Công ty (15/05/2023)

>   DGT: Ngày đăng ký cuối cùng Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2023 (15/05/2023)

>   HIG: Nghị quyết Hội đồng quản trị (15/05/2023)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật