Thứ Năm, 04/05/2023 13:00

Chờ đợi thêm giải pháp nới lỏng tiền tệ

Nếu đã thật sự rơi vào suy thoái có thể phải cần nhiều nguồn lực hơn để vực dậy nền kinh tế, cũng như cần nhiều thời gian hơn trước khi các chính sách kích thích phát huy được hiệu quả. Do đó, dễ hiểu vì sao các nhà hoạch định chính sách muốn triển khai các giải pháp hỗ trợ nền kinh tế thật nhanh trước khi mọi thứ quá trễ, nhất là khi bối cảnh hiện nay cũng đã dần xuất hiện nhiều yếu tố hỗ trợ hơn.

Fed dự kiến ngừng tăng

Như dự báo, Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) chỉ tăng lãi suất cơ bản USD thêm 0.25% trong cuộc họp sáng nay (04/05), lên vùng 5-5.25%. Điều quan trọng hơn là quyết định nâng lãi suất lần thứ 10 liên tiếp trong hơn 1 năm qua của Fed có thể là lần cuối cùng trong chu kỳ thắt chặt chính sách lần này, trong bối cảnh nguy cơ suy thoái kinh tế và rủi ro tiềm ẩn khủng hoảng hệ thống ngân hàng kéo dài đang khiến các nhà hoạch định chính sách phải dè chừng.

Dù  chủ tịch Fed Jerome Powell cho biết quyết định ngừng nâng lãi suất vẫn chưa được đưa ra trong cuộc họp lần này, cũng như tin rằng “vẫn còn quá sớm để giảm lãi suất”, nhưng nhận định này của ông cho thấy khả năng đảo chiều chính sách của Fed đang bắt đầu được quan tâm, hoặc ít nhất là lộ trình nâng lãi suất đã bước vào giai đoạn cuối.

Tại Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thậm chí còn hành động sớm hơn, khi đã chính thức đảo chiều chính sách tiền tệ từ giữa tháng 3 đầu năm nay với 2 lần liên tiếp giảm lãi suất điều hành, trước những ảnh hưởng tiêu cực từ thị trường tài chính quốc tế, các hỗn loạn trong hệ thống ngân hàng Mỹ và tín hiệu giảm tốc kinh tế xuất hiện từ cuối năm 2022.

Lãi suất cho vay tăng mạnh theo mặt bằng lãi suất tiền gửi cạnh tranh quyết liệt bắt đầu từ quý 4 năm ngoái, dù chỉ diễn ra trong thời gian ngắn chưa đến 6 tháng, nhưng đã có những ảnh hưởng đáng kể đến nền kinh tế, chi phí tài chính doanh nghiệp gia tăng, sức cầu tiêu dùng giảm sút và lây lan tiêu cực sang nhiều lĩnh vực khác.

Tính riêng trong 4 tháng đầu năm nay, đã có 77 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, tăng mạnh 25% so với cùng kỳ năm trước và đã tương đương gần 54% số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường của cả năm 2022. Đây là một thực trạng đáng lo ngại, cho thấy môi trường kinh doanh đang khắc nghiệt như thế nào, và xu hướng này nếu tiếp tục kéo dài thì tăng trưởng kinh tế bị ảnh hưởng là điều tất yếu.

Chính vì vậy, song song với nỗ lực mở rộng chính sách tài khóa bằng các đề xuất tiếp tục giảm miễn các loại thuế phí để hỗ trợ nền kinh tế, doanh nghiệp và người dần; liên tục kêu gọi và thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công cho các dự án cơ sở hạ tầng trọng điểm, chính sách tiền tệ của Việt Nam cũng đã sớm đảo chiều sang nới lỏng để song hành hỗ trợ tăng trưởng cùng với chính sách tài khóa.

Nếu đã thật sự rơi vào suy thoái có thể phải cần nhiều nguồn lực hơn để vực dậy nền kinh tế, cũng như cần nhiều thời gian hơn trước khi các chính sách kích thích phát huy được hiệu quả. Do đó, dễ hiểu vì sao các nhà hoạch định chính sách muốn triển khai các giải pháp hỗ trợ nền kinh tế thật nhanh trước khi mọi thứ quá trễ, nhất là khi bối cảnh hiện nay cũng đã dần xuất hiện nhiều yếu tố hỗ trợ hơn.

Chờ thêm các giải pháp

Nếu như lạm phát được xem là một trong những nỗi lo ngại lớn nhất trong năm 2022, kéo theo những ảnh hưởng tiêu cực lên xu hướng lãi suất, thì từ đầu năm đến nay áp lực lạm phát liên tục hạ nhiệt và phát đi các tín hiệu tích cực, dù cho các dự báo đầu năm nay đều cho rằng lạm phát sẽ tiếp tục là biến số khó lường ảnh hưởng đến nền kinh tế trong năm 2023 này.

Dữ liệu cập nhật mới nhất từ Tổng cục Thống kê cho thấy chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 4/2023 giảm 0.34% so với tháng trước. So với tháng 12/2022 CPI chỉ tăng 0.39% và so với cùng kỳ năm trước tăng 2.81%. Bình quân 4 tháng đầu năm 2023, CPI tăng 3.84% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản (loại trừ giá thực phẩm và năng lượng) tăng 4.9%.

Ở câu chuyện tỷ giá, tiền đồng có dấu hiệu tăng giá so với đô la Mỹ từ đầu năm đến nay, trong bối cảnh chỉ số USD Index đã giảm trở lại trong thời gian qua do những lo ngại về nền kinh tế và hệ thống ngân hàng của Mỹ. Đặc biệt trước khả năng Fed sẽ ngừng nâng lãi suất, chỉ số USD Index tiếp tục rớt từ mức cao trên 102 điểm xuống còn 101 điểm chỉ trong 2 ngày qua. Diễn biến này càng giúp tiền đồng có thể tiếp tục lên giá, tạo điều kiện triển khai thêm các giải pháp nới lỏng tiền tệ.

Một trong những công cụ có thể tác động mạnh nhất trong giai đoạn tới là chính sách tận dụng đồng USD suy yếu để tiếp tục mua ròng ngoại tệ của NHNN. Chia sẻ gần đây người đứng đầu NHNN cho biết đã mua ròng 4 tỷ USD trong 3 tháng đầu năm nay, tức đã bơm ra gần 94 ngàn tỷ đồng. Xu hướng này có thể sẽ tiếp tục diễn ra trong những tháng tới.

Trong báo cáo gần đây, VinaCapital cũng nhận định NHNN sẽ mua khoảng 25 tỷ USD dự trữ ngoại hối trong năm nay, giúp kéo lãi suất tiền đồng tiếp tục đi xuống trong thời gian tới. Nếu điều này thật sự xảy ra, NHNN dự kiến phải mua thêm 21 tỷ USD, tức bơm ra xấp xỉ hơn 490 ngàn tỷ đồng trong 3 quý còn lại. Đây là con số không nhỏ khi chiếm hơn 4.1% tổng tiền gửi của toàn hệ thống.

Rõ ràng việc NHNN mua mạnh ngoại tệ đồng nghĩa với bơm tiền đồng, có thể làm tăng lượng cung tiền trong nền kinh tế từ đó giúp hoạt động huy động vốn của các ngân hàng mạnh mẽ hơn kéo theo thanh khoản dồi dào hơn. Cần biết rằng xu hướng tăng trưởng tiền gửi chậm chạp và thấp hơn nhiều so với tăng trưởng tín dụng đã là một trong những nguyên nhân cốt lõi kéo lãi suất đi lên trong năm 2022 vừa qua.

Cụ thể, năm 2022 tăng trưởng tín dụng là gần 14.2%, lớn hơn nhiều so với mức tăng trưởng tiền gửi của các ngân hàng chỉ đạt chưa tới 8% và tăng trưởng tổng phương tiện thanh toán là gần 6.2%. Điều này cũng đã khiến tổng lượng vốn huy động của toàn hệ thống rớt về mức thấp hơn tổng dư nợ tín dụng trong nền kinh tế, đẩy một số ngân hàng không giữ được tỷ lệ hệ số dư nợ/ huy động vốn (LDR) theo quy định ở mức 85% và tạo áp lực phải tăng cường huy động vốn bằng mọi giá với việc liên tục nâng lãi suất tiền gửi lên cao.

Tuy nhiên, giờ đây nhà điều hành có thể lựa chọn vừa đảm bảo tăng cung tiền rộng hơn qua kênh mua ngoại tệ, vừa kiểm soát chặt chẽ tăng trưởng tín dụng, từ đó giúp hệ thống thanh khoản luôn dồi dào để tạo động lực cho các ngân hàng tiếp tục giảm lãi suất tiền gửi xuống. Khi đó, lãi suất cho vay tất yếu cũng sẽ giảm theo, như định hướng và mục tiêu mà Chính phủ đặt ra trong năm nay.

Rõ ràng việc NHNN mua mạnh ngoại tệ đồng nghĩa với bơm tiền đồng, có thể làm tăng lượng cung tiền trong nền kinh tế từ đó giúp hoạt động huy động vốn của các ngân hàng mạnh mẽ hơn kéo theo thanh khoản dồi dào hơn. Cần biết rằng xu hướng tăng trưởng tiền gửi chậm chạp và thấp hơn nhiều so với tăng trưởng tín dụng đã là một trong những nguyên nhân cốt lõi kéo lãi suất đi lên trong năm 2022 vừa qua.

Phan Thụy

FILI

Các tin tức khác

>   Ngân hàng Nhà nước nói về lãi "khủng" của ngân hàng thương mại (04/05/2023)

>   Sửa đổi Luật Các tổ chức tín dụng: Luật hóa một số quy định tại Nghị quyết số 42 về thí điểm xử lý nợ xấu (03/05/2023)

>   Ngân hàng Nhà nước: Sẽ chuyển giao bắt buộc 4 ngân hàng kiểm soát đặc biệt (03/05/2023)

>   BaoVietBank: Lãi vỏn vẹn 6.8 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu chạm 4.69% (03/05/2023)

>   Tín dụng cho thị trường nhà ở xã hội: Từ lý thuyết tới thực tế (03/05/2023)

>   Dễ bị vi phạm khi cho vay, đòi nợ (03/05/2023)

>   Sức mạnh và giới hạn của USD (02/05/2023)

>   Đồng USD giảm giá (01/05/2023)

>   Tăng mạnh dự phòng, MSB lãi trước thuế quý 1 hơn 1,526 tỷ đồng (01/05/2023)

>   KienlongBank: Lãi trước thuế quý 1 tăng 59%, nợ dưới tiêu chuẩn gấp 3 lần (01/05/2023)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật