Thứ Sáu, 19/05/2023 11:00

Big4 kiểm toán kinh doanh ra sao trong giai đoạn khó khăn?

Năm qua, dù đạt quy mô doanh thu hàng ngàn tỷ đồng, lợi nhuận của nhóm Big4 kiểm toán tại thị trường Việt Nam có sự chênh lệch lớn từ vài tỷ đến hàng trăm tỷ đồng.

Big4 kiểm toán gồm Deloitte, PricewaterhouseCoopers (PwC), Ernst and Young (EY) và Klynveld Peat Goerdeler (KPMG).

Doanh thu ngàn tỷ

* Niên độ tài chính năm 2022 của PwC, EY, De được tính từ 30/06/2022; niên độ của KPMG được tính từ 30/09/2022.

Theo báo cáo minh bạch cho năm tài chính 2022, nhóm Big4 có tổng doanh thu 4,190 tỷ đồng, tăng 12% so với năm 2021. Trong đó, doanh thu từ dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính của đơn vị có lợi ích công chúng (PIE) là 545 tỷ đồng, chiếm 13%, tăng 34% so với năm 2021. Mảng này, EY đóng góp nhiều nhất với 318 tỷ đồng, tiếp đó là KPMG 118 tỷ đồng, còn lại PwC và Deloitte lần lượt là 63 tỷ đồng và 46 tỷ đồng.

Doanh thu khác đạt 2,311 tỷ đồng, chiếm 55%; và 1,335 tỷ đồng là doanh thu Non PIE. Dù nổi tiếng với mảng kiểm toán, hoạt động mỗi doanh nghiệp trong nhóm Big4 có sự phân hóa theo các mảng riêng. PwC tập trung phần lớn vào kiểm toán, tư vấn kế toán, định giá, tư vấn chuyển đổi báo cáo sang IFRS. EY chuyên trách về thuế, công nghệ và giao dịch từ các dịch vụ thuế.

Trong khi đó, Deloitte mạnh về tư vấn kế toán và BCTC, tư vấn sự kiện đột phá, tư vấn hoạt động kế toán và các dịch vụ đảm bảo khác. Còn KPMG mạnh về kiểm toán, tư vấn vận hành, tư vấn thương vụ, tư vấn thuế và pháp lý.

Doanh thu hoành tráng là như vậy, nhưng chi phí cũng “không phải dạng vừa”. Tổng chi phí nhóm Big4 ở mức 3,771 tỷ đồng, tăng lên gần gấp rưỡi so với năm 2021.

Cơ cấu chi phí cho thấy, chi phí tiền lương, thưởng của nhân viên lên đến 2.3 ngàn tỷ đồng, chiếm 61%; còn lại 1,458 tỷ đồng từ chi phí khác, chiếm 39%; chi phí mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp vỏn vẹn 12 tỷ đồng.

EY có chi phí cao nhất với 1,115 tỷ đồng, dù doanh thu thấp hơn PwC; chi phí Deloitte đứng thứ hai với 1,018 tỷ đồng. Doanh thu cao nhất nhưng PwC có chi phí đứng thứ ba, ghi nhận 1,018 tỷ đồng; sau cùng là KPMG 597 tỷ đồng.

PwC chi trả tiền lương, thưởng của nhân viên cao nhất ở mức 676 tỷ đồng, theo sau là Deloitte 660 tỷ đồng, EY 530 tỷ đồng và sau cùng là KPMG 434 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, trong nhóm Big4, tổng số kiểm toán viên hành nghề được chấp thuận năm 2022 là 206 người. Trong đó, EY nhiều nhất với 66 người, Deloitte 57 người, PwC 44 người, còn lại 39 người của KPMG.

Nguồn: VietstockFinance

Lợi nhuận “tí hon”

Kết quả, tổng lợi nhuận sau thuế của nhóm Big4 đạt 337 tỷ đồng, tăng 44% so với năm 2021. Đáng chú ý, EY chỉ đạt gần 4 tỷ đồng trong khi doanh thu 1,120 tỷ đồng; KPMG đạt 1.4 tỷ đồng; khả quan hơn là Deloitte với 53 tỷ đồng; đóng góp nhiều nhất cũng như đứng đầu lợi nhuận trong nhóm Big4 là PwC đạt 278 tỷ đồng.

Như vậy, tuy doanh thu tăng 12% nhưng chi phí tăng 48%, nhanh hơn doanh thu, do đó lợi nhuận sau thuế giảm đáng kể. Kết quả cho thấy nhóm Big4 tuy quy mô ngàn tỷ doanh thu nhưng lợi nhuận chỉ “tí hon”.

Lợi nhuận sau thuế của EY và KPMG có phần hụt hơi khi giảm lần lượt 69% và 28%. Trái ngược với EY và KPMG, PwC và Deloitte kinh doanh khả quan hơn khi lợi nhuận sau thuế tăng lần lượt là 61% và 14% so với năm 2021.

Nguồn: VietstockFinance

EY đứng đầu trong danh sách đơn vị có lợi ích công chúng đã được kiểm toán trong năm 2022 với 252 đơn vị. Theo sau là KPMG, tuy có doanh thu thấp nhất nhưng có 140 đơn vị có lợi ích công chúng đã được kiểm toán. PwC đứng ở vị trí thứ 3 với 121 đơn vị. Sau cùng là Delotte với 72 đơn vị có lợi ích công chúng đã được kiểm toán.

Nguồn: VietstockFinance

Được biết, năm 1989 có 8 công ty kiểm toán lớn nhất thế giới và được gọi là Big Eight (hay Big8) bao gồm Arthur Andersen, Anthur Young, Deloitte Haskins and Sells, Ernst and Whiney, Peat Marwick Mitchell, Price Waterhouse, Touche Ross, Coopers and Lybrand. Cũng trong năm, vụ sáp nhập lớn đã diễn ra giữa Ernst and Whiney hợp nhất với Anthur Young để thành lập Ernst and Young (EY) và biến Big8 thành Big6.

10 năm sau, năm 1998, Price Waterhouse hợp nhất với Coopers and Lybrand tạo thành PricewaterhouseCoopers (PwC). Qua đó, từ Big6 rút gọn thành Big5. Năm 2002, Arthur Andersen lùm xùm trước vụ gian lận tài chính, sau đó, Arthur Andersen đã tự nguyện từ bỏ giấy phép hành nghề kiểm toán. Kết quả còn lại Big4 kiểm toán lớn nhất thế giới như bây giờ.

Big4 kiểm toán đang phụ thuộc lớn vào mảng dịch vụ tư vấn để tăng trưởng. Năm 2022, tổng doanh thu toàn cầu nhóm này đạt kỷ lục 190 tỷ USD, tăng từ mức 167 tỷ USD của năm trước đó. Mặc dù trong giai đoạn khó khăn, các “ông lớn” vẫn tăng trưởng tốt ở mức 14%.

Thanh Tú

FILI

Các tin tức khác

>   PVG: Nghị quyết Hội đồng quản trị (18/05/2023)

>   UNI: Tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông (18/05/2023)

>   SGC: Thay đổi giấy đăng ký kinh doanh (18/05/2023)

>   SDN: Thay đổi giấy đăng ký kinh doanh (18/05/2023)

>   SHS: Đính chính Báo cáo thường niên 2022 (18/05/2023)

>   GLW: Thông báo về ngày đăng ký cuối cùng để thực hiện quyền nhận cổ tức năm 2022 bằng tiền (18/05/2023)

>   Ngành hàng không hồi phục trong quý 1, chờ đợi cú huých từ khách quốc tế (18/05/2023)

>   PPH: Thông báo ngày đăng ký cuối cùng dự kiến để thực hiện quyền nhận cổ tức còn lại năm 2022 (18/05/2023)

>   SJ1: Báo cáo tài chính bán niên năm 2023 (18/05/2023)

>   THT: Ngày đăng ký cuối cùng trả cổ tức bằng tiền mặt (18/05/2023)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật