Thứ Năm, 13/04/2023 13:46

Tòa phúc thẩm bác kháng cáo, Dược Cửu Long vẫn phải bồi thường 58 tỷ trong vụ sản xuất thuốc Oseltamivir

Ngày 11/04, CTCP Dược phẩm Cửu Long (HOSE: DCL) nhận được bản án phúc thẩm số 196/2023/HS-PT ngày 27/03/2023 từ Tòa án Nhân dân Cấp cao tại Hà Nội, bác kháng cáo của DCL, buộc Công ty bồi thường số tiền hơn 58 tỷ đồng.

Theo đó, về trách nhiệm bồi thường dân sự, buộc DCL bồi thường cho Bộ Y tế số tiền hơn 58 tỷ đồng.

Về các quan hệ dân sự, kinh tế khác, DCL có quyền yêu cầu các bị cáo và những người thừa kế của bị cáo, các cá nhân, pháp nhân khác liên quan hoàn trả số tiền mà DCL đã bồi thường cho Bộ Y tế theo quy định pháp luật. Nếu có tranh chấp, các bên có quyền yêu cầu giải quyết bằng vụ án dân sự khác theo quy định của pháp luật.

Trong BCTC kiểm toán năm 2022 công bố ngày 30/03/2023, đơn vị kiểm toán là Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C nêu lên vấn đề cần nhấn mạnh như sau:

“Chúng tôi lưu ý người đọc BCTC riêng và hợp nhất đến thuyết minh số VII.3 và VII.4 trong Bản thuyết minh BCTC về việc Công ty điều chỉnh hồi tố với các khoản bồi thường Bộ Y tế theo Bản án sơ thẩm số 482/2022/HSST ngày 24/11/2022 của Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội. Công ty đã nộp đơn kháng cáo về trách nhiệm dân sự vào ngày 22/12/2022 và Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội đã thông báo tiếp nhận đơn kháng cáo của Công ty vào ngày 27/12/2022”.

Với ý kiến trên của kiểm toán, ngày 07/04, DCL giải trình:

"Ngày 27/03, Tòa án Nhân dân Cấp cao tại Hà Nội mở phiên xét xử phúc thẩm, xét đơn kháng cáo của các bị cáo, bị đơn dân sự, người liên quan trong vụ thất thoát 3.8 triệu USD xảy ra tại CTCP Dược phẩm Cửu Long.

Viện Kiểm sát cho rằng thiệt hại do cá nhân thực hiện nhiệm vụ do pháp nhân giao thì pháp nhân phải bồi thường. Công ty có quyền yêu cầu các bị cáo, người liên quan trả lại tiền, giành quyền khởi kiện cho Công ty bằng vụ kiện dân sự khác.

Sau khi xem xét, Hội đồng xét xử phúc thẩm cho rằng thông qua sự chỉ đạo của ông Lương Văn Hóa (cựu Tổng Giám đốc DCL), các bị cáo đã hạch toán giảm giá vốn 3.8 triệu USD cho hoạt động Công ty, đưa số tiền vào các hoạt động kinh doanh. Còn việc chia cổ tức là dựa vào hoạt động kinh doanh của Công ty. Vì vậy, tòa phúc thẩm bác kháng cáo của Dược Cửu Long, Công ty vẫn phải bồi thường số tiền theo bản án sơ thẩm".

Đến ngày 11/04, DCL nhận được bản án phúc thẩm của Tòa án Nhân dân Cấp cao tại Hà Nội với nội dung như trên.

* DCL phải bồi thường hơn 58 tỷ đồng trong vụ sản xuất thuốc Oseltamivir

Kha Nguyễn

FILI

Các tin tức khác

>   PVT: Nghị quyết và Biên bản họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2023 (13/04/2023)

>   PLP: Giải trình ý kiến kiểm toán BCTC năm 2022 (13/04/2023)

>   LPB: Nghị quyết HĐQT về việc thông qua hợp đồng lao động với người có liên quan của người nội bộ (13/04/2023)

>   HCD: Báo cáo thường niên năm 2022 (13/04/2023)

>   DQC: Nghị quyết HĐQT về việc bổ nhiệm Tổng Giám đốc (13/04/2023)

>   DQC: Nghị quyết và Biên bản họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2023 (13/04/2023)

>   AMD: Nghị quyết HĐQT về việc tổ chức họp ĐHĐCĐ bất thường năm 2023 lần 2 (13/04/2023)

>   AMD: Thông báo thời gian, địa điểm và link cung cấp tài liệu họp ĐHĐCĐ bất thường năm 2023 lần thứ hai (13/04/2023)

>   AMD: Cuộc họp ĐHĐCĐ bất thường lần 1 năm 2023 không đủ điều kiện tiến hành (13/04/2023)

>   ABS: Nghị quyết HĐQT về việc thay đổi đơn vị kiểm toán BCTC năm 2022 (13/04/2023)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật