Thứ Hai, 03/04/2023 19:22

Thủ tướng: Chưa thay đổi mục tiêu tăng trưởng, tập trung thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, sinh kế cho người dân

Thủ tướng nhấn mạnh, chưa thay đổi mục tiêu tăng trưởng và chỉ tiêu kiểm soát lạm phát năm 2023, song cần nỗ lực hơn nữa để đạt mục tiêu đề ra, tập trung thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, sinh kế cho người dân. Thủ tướng giao cụ thể các bộ, ngành xây dựng các nghị quyết, chương trình thúc đẩy các lĩnh vực mới nổi để tạo động lực phát triển mới, như sản xuất chip, kinh tế tuần hoàn, chuyển đổi năng lượng…

Thủ tướng: Chưa thay đổi mục tiêu tăng trưởng, tập trung thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, sinh kế cho người dân - Ảnh 1.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Chưa thay đổi mục tiêu tăng trưởng, tập trung thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, sinh kế cho người dân - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Ngày 03/04, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương và Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2023.

Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh, năm 2022 mặc dù có nhiều khó khăn, thách thức lớn, nhất là những tháng cuối năm khi Fed điều chỉnh chính sách tiền tệ, trong khi trong nước đang quyết liệt xử lý các vấn đề liên quan trái phiếu doanh nghiệp, thị trường bất động sản, thị trường chứng khoán… Tuy nhiên, tình hình kinh tế - xã hội năm 2022 đạt kết quả quan trọng, với 13/15 chỉ tiêu đạt và vượt, 1 chỉ tiêu xấp xỉ đạt. Đặc biệt, kiểm soát tốt bội chi, nợ công, nợ chính phủ, nợ nước ngoài; tăng thu, tiết kiệm chi…, với nguồn tăng thu năm 2022 khoảng trên 400,000 tỷ đồng.

Thủ tướng: Chưa thay đổi mục tiêu tăng trưởng, tập trung thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, sinh kế cho người dân - Ảnh 2.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương và Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3 năm 2023 - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Người đứng đầu Chính phủ cho rằng, hậu quả của đại dịch COVID-19 vẫn kéo dài, chưa thể khắc phục trong thời gian ngắn; dự báo trong năm 2023 kinh tế thế giới tiếp tục khó khăn; lạm phát vẫn ở mức cao; các nước tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ; thị trường thu hẹp; cạnh tranh nước lớn vẫn diễn ra gay gắt, xung đột tại Ukraine có thể kéo dài… Trong khi trong nước vẫn còn những khó khăn, nhất là khó khăn trong thị trường bất động sản, thị trường chứng khoán và các vấn đề nội tại của nền kinh tế.

Thủ tướng chỉ rõ, chưa thay đổi mục tiêu tăng trưởng năm 2023 và chỉ tiêu kiểm soát lạm phát. Tuy nhiên, các bộ, ngành cần quyết tâm, nỗ lực lớn hơn, theo dõi, bám sát thực tiễn, nắm chắc tình hình, có kịch bản, giải pháp phản ứng kịp thời, phù hợp, khó khăn thì khắc phục, thách thức thì vượt qua để đạt mục tiêu đã đề ra.

Theo đó, các bộ, ngành, địa phương phải đẩy mạnh giải ngân đầu tư công; tập trung tháo gỡ vướng mắc, nhất là những vướng mắc về pháp lý, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, tạo công ăn, việc làm, tạo sinh kế cho người dân. 

Các bộ, ngành, địa phương thực hiện phân cấp, ủy quyền nhiều hơn cho cấp dưới, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cắt bỏ khâu trung gian. Vừa qua, đã có một số mô hình ủy quyền như Bộ Giao thông vận tải ủy quyền cho các Sở Giao thông vận tải triển khai các dự án cao tốc. Đồng thời, đề xuất các cấp có thẩm quyền các chính sách, thực hiện miễn, giảm, gia hạn, giãn thuế, phí, lệ phí và cơ cấu lại nhóm nợ, khoanh nợ, giãn nợ, giảm lãi suất cho vay.

Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố kiểm tra, thực hiện nghiêm các nghị quyết, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về tháo gỡ vướng mắc về đất đai, vật liệu xây dựng để triển khai thực hiện các dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc và bất động sản.

Các bộ, ngành phối hợp đề xuất, tháo gỡ vướng mắc về luật pháp liên quan việc dùng kinh phí thường xuyên cho đầu tư phát triển; tách giải phóng mặt bằng ra khỏi dự án đầu tư, nhất là đầu tư công; đề xuất các quy định chuyển tiếp để xử lý tồn tại tại các dự án đầu tư công như hồ chứa nước Bản Mồng (Nghệ An); chính sách visa cho người nước ngoài.

Để tạo động lực phát triển mới, Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì xây dựng nghị quyết, chương trình về sản xuất chip điện tử; Bộ Công Thương chủ trì xây dựng nghị quyết, chương trình thúc đẩy chuyển đổi năng lượng xanh; Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì xây dựng nghị quyết, chương trình thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổng kết thực tiễn, thúc đẩy hợp tác công tư trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch như xây dựng các công trình nhà hát, sân vận động… Các bộ, ngành, địa phương thúc đẩy đổi mới sáng tạo; Bộ Kế hoạch và Đầu tư hoàn thiện Trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia và các tỉnh, thành phố nghiên cứu xây dựng các trung tâm đổi mới sáng tạo địa phương.

Thủ tướng chỉ đạo, các bộ trưởng, thủ trưởng các cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc thuộc Chính phủ, chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, thực hiện đúng Quy chế làm việc của Chính phủ, nếu quá thời hạn trả lời mà không trả lời thì xem như đã đồng ý. Đồng thời tăng cường phối hợp để triển khai các nội dung công tác. Các bộ trưởng, thủ trưởng các cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc thuộc Chính phủ chủ trì các đề án, dự án, chương trình có liên quan nhiều bộ, ngành, nếu còn vướng mắc thì chủ động thảo luận trực tiếp với lãnh đạo bộ, ngành liên quan để cùng tháo gỡ.

Hàn Đông

FILI

Các tin tức khác

>   Thủ tướng chủ trì Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương về tình hình KTXH (03/04/2023)

>   Tăng tốc vực dậy kinh tế TP HCM (03/04/2023)

>   PMI tháng 3/2023: Sản lượng, số lượng đơn đặt hàng mới và việc làm đều giảm (03/04/2023)

>   Trưởng BQL khu công nghệ cao nói về rào cản khiến Việt Nam mất lợi thế thu hút đầu tư (02/04/2023)

>   OECD dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng 6,6% trong năm nay (01/04/2023)

>   Chính phủ đặt mục tiêu đến 2025 sẽ có 1.5 triệu doanh nghiệp   (01/04/2023)

>   Tăng trưởng ngấm đòn? (31/03/2023)

>   Tăng trưởng GRDP quý 1/2023 của TPHCM chỉ đạt 0.70%, thấp nhất trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương (30/03/2023)

>   Chỉ số giá tiêu dùng trong quý 1 của TPHCM tăng 4.5% (30/03/2023)

>   TS. Nguyễn Trí Hiếu: Nền kinh tế có thể vực dậy từ quý 3 (30/03/2023)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật