Thứ Năm, 20/04/2023 17:04

Lavida Invest vẫn chậm thanh toán lô trái phiếu đến hạn dù đã khất nợ

Theo văn bản gửi tới Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), CTCP Lavida Invest (Lavida) tiếp tục chậm thanh toán tiền gốc cho lô trái phiếu đã đáo hạn từ tháng 02/2023.

Cụ thể, lô trái phiếu của Lavida có mã LVDCH2123001, gồm 700 trái phiếu, mệnh giá 100 triệu đồng/trái phiếu, tổng huy động 70 tỷ đồng. Lô này có kỳ hạn hai năm, phát hành ngày 08/02/2021, đáo hạn vào 08/02/2023. Lãi suất áp dụng là lãi cố định 11%/năm, kỳ hạn thanh toán 3 tháng/lần. Tổ chức, đại lý tư vấn phát hành là CTCP Chứng khoán Ngân hàng Công thương Việt Nam (VietinBank Securities, HOSE: CTS). Nguồn tiền thu về sẽ được dùng để tăng quy mô vốn hoạt động.

Đây là trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền, không phải là nợ thứ cấp, và được đảm bảo bằng nhiều tài sản, bao gồm: 9.9 triệu cổ phần, tương đương 100% vốn điều lệ của CTCP Xây dựng và Đầu tư Bất động sản Việt Nam (VCI) và toàn bộ các quyền và lợi ích phát sinh; toàn bộ vốn góp chiếm tỷ lệ 65% của Công ty TNHH Tư vấn Thiết kế và Xây dựng Phát triển Đô thị Q&T (Q&T); 10 triệu cổ phần của Lavida, tương đương toàn bộ cổ phần đang lưu hành, thuộc sở hữu của ông Nguyễn Duy Tưởng, bà Trần Khánh Linh, và ông Vũ Quang Huy; toàn bộ quyền phát sinh từ hai hợp đồng hợp tác giữa Công ty TNHH Xây dựng Công trình Hoàng Hà và VCI; quyền phát sinh từ hợp đồng chuyển nhượng vốn góp giữa CTCP Đầu tư Bắc Kỳ, VCI và Q&T. Bên cạnh đó, có thể áp dụng biên pháp bổ sung các tài sản là quyền sử dụng đất và tài sản tại một số khu đất ở Thanh Trì, Hà Nội.

Theo văn bản mới công bố, Lavida cần phải thanh toán 62 tỷ đồng tiền gốc trái phiếu đã đáo hạn, nhưng Công ty mới chỉ thanh toán 9.7 tỷ đồng vào ngày 13/04/2023 với lý do chưa kịp sắp xếp nguồn thanh toán.

Lavida Invest tiếp tục chậm thanh toán gốc trái phiếu
Nguồn: HNX

Trên thực tế thì trước đó, Lavida đã một lần xin khất khoản nợ này. Theo thông báo vào ngày 08/02/2023 – cũng là thời điểm đáo hạn lô trái phiếu, do chưa sắp xếp được nguồn tiền mà Lavida đã đưa ra kế hoạch thanh toán dự kiến là trả 10 tỷ đồng vào ngày 15/03, 30 tỷ đồng đến ngày 15/04, và 22 tỷ đồng đến ngày 30/05. Tuy vậy, đến ngày 13/04 Công ty mới chi trả được 9.6 tỷ đồng, tức dư nợ trái phiếu của Công ty còn 52.3 tỷ đồng.

Theo tìm hiểu, Lavida Invest được thành lập vào tháng 10/2016, vốn điều lệ 100 tỷ đồng, có trụ sở đặt tại L18-11-13, tầng 18 Tòa nhà Vincom Center Đồng Khởi, số 72 Lê Thánh Tôn, phường Bến Nghé, quận 1, TP.HCM. Trước năm 2018, Lavida Invest có tên CTCP Đầu tư VIG Holdings, hoạt động chính trong lĩnh vực tổ chức giới thiệu và xúc tiến thương mại. Doanh nghiệp có ba cổ đông sáng lập là Công ty TNHH Đầu tư NDT Việt Nam (49%), Công ty TNHH ADA Việt Nam (49%), và ông Nguyễn Ngọc Duy (2%). Tuy nhiên đến cuối tháng 04/2018, các cổ đông đều đã thoái vốn, Công ty sau đó cũng đổi tên thành CTCP Lavida Invest.

Người đại diện theo pháp luật cũng như các chức danh Chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc từ năm 2019 trở đi được thay đổi xoay giữa ba cá nhân là ông Phạm Văn Huy (1990), Nguyễn Duy Tưởng (1980), và Nguyễn Việt Dũng (1980). Cập nhật đến ngày 10/10/2022, người đại diện theo pháp luật của Lavida là ông Nguyễn Việt Dũng, với chức danh Tổng giám đốc.

Ngoài huy động trái phiếu, Lavida Invest còn đăng ký giao dịch bảo đảm tại CTS với tài sản bảo đảm là gần 5.68 triệu cp CTCP Xây dựng và Đầu tư Bất động sản Việt Nam thuộc sở hữu của Lavida Invest, trị giá theo mệnh giá số cổ phiếu này là 56.75 tỷ đồng.

Được biết, vào cuối năm 2020, CTCP Xây dựng và Đầu tư Bất động sản Việt Nam cũng CTCP Đầu tư và Môi giới Bất động sản Netreal Việt Nam đã phối hợp tổ chức ra mắt dự án sân golf khách sạn Hoàng Đồng ở tỉnh Lạng Sơn và khu phố thương mại Cảng tàu Ngọc Châu ở Tuần Châu, Quảng Ninh.

Dự án sân golf khách sạn Hoàng Đồng từng được quảng bá rầm rộ có vốn đầu tư 2 tỷ USD, là thành phố casino đầu tiên của Việt Nam với quy mô diện tích toàn khu 186 ha, Tuy nhiên, kể từ khi được Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp phép đầu tư vào tháng 3/2004, dự án liên tục chậm triển khai trong nhiều năm. Đến cuối tháng 04/2022, dự án mới được xây dựng trở lại với tên thương mại là Mailand Hoàng Đồng Lạng Sơn, đồng thời chủ đầu tư dự án là CTCP Quốc tế Lạng Sơn (doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) cũng thay đổi cơ cấu cổ đông khi vốn nước ngoài thoái hết, ông Trần Trung Dũng tham gia vào HĐQT giữ chức Chủ tịch. Ngoài ra, UBND tỉnh Lạng Sơn cũng thống nhất chủ trương cho CTCP Tập đoàn Sovico tham gia với tư cách là đối tác cùng Quốc tế Lạng Sơn thực hiện dự án.

Dự án Khách sạn sân golf Hoàng Đồng xây dựng dở dang sau 17 năm được UBND tỉnh Lạng Sơn cấp phép (Ảnh chụp tháng 5/2022, nguồn: Dân trí).

Châu An

FILI

Các tin tức khác

>   DOJI lãi khủng năm 2022, chi hơn 2.2 ngàn tỷ mua trái phiếu trước hạn (21/04/2023)

>   Công ty Thế Sơn chậm thanh toán gần 125 tỷ đồng gốc trái phiếu (21/04/2023)

>   KBC sắp mua lại trước hạn một nửa lô trái phiếu phát hành ra công chúng (19/04/2023)

>   Ngân hàng nào giảm sở hữu trái phiếu doanh nghiệp mạnh nhất? (19/04/2023)

>   BAF huy động tiếp 300 tỷ đồng trái phiếu (18/04/2023)

>   Xu thế khởi sắc của kênh trái phiếu doanh nghiệp liệu có được duy trì? (17/04/2023)

>   Một doanh nghiệp của nhóm Charm Group lãi bùng nổ, gấp 23 lần năm trước (14/04/2023)

>   Bộ Tài chính: Doanh nghiệp còn dư nợ trái phiếu phải có trách nhiệm đến cùng với trái chủ (13/04/2023)

>   Lợi nhuận 2022 của TTC Group chỉ bằng phân nửa cùng kỳ (13/04/2023)

>   KBC muốn dồn lực trả hết nợ trái phiếu, tổng trị giá 3,900 tỷ (10/04/2023)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật