Thứ Tư, 08/03/2023 07:00

Dịch vụ 

VSC đứng trước bước ngoặt lớn

Tiềm năng ngành cảng biển Việt Nam mở rộng sẽ đem đến nhiều lợi thế cho các doanh nghiệp như Công ty cổ phần Tập đoàn Container Việt Nam (mã VSC), đặc biệt khi doanh nghiệp có khả năng vươn lên top 1 ở thủ phủ công nghiệp lớn nhất miền Bắc là Hải Phòng.

Hấp dẫn trong dài hạn

Năm 2022, giải ngân FDI vào Việt Nam tiếp tục tăng trưởng đạt hơn 22 tỷ USD, 2 tháng đầu năm nay đạt hơn 3.1 tỷ USD. Việt Nam đã chứng minh nhiều ưu thế để trở thành công xưởng thế giới, giúp thu hút các dòng vốn đầu tư nước ngoài, thúc đẩy xuất nhập khẩu.

Biểu đồ 1: Trị giá và tốc độ tăng/giảm xuất khẩu giày dép các loại giai đoạn 2013-2022

Số liệu thống kê cho thấy trong vòng 10 năm qua, tốc độ xuất nhập khẩu tăng trưởng ấn tượng, đạt 14%/năm. Các doanh nghiệp cảng biển được hưởng lợi đầu tiên vì nguyên vật liệu và thành phẩm xuất nhập khẩu đều phải thông qua cảng biển. Chỉ trong 5 năm trở lại đây, sản lượng container ở Việt Nam tăng trưởng bình quân 13%/năm nhờ tốc độ tăng trưởng xuất nhập khẩu rất cao của nền kinh tế.

Năm 2021 - 2022, sản lượng container thông qua các cảng biển tại Việt Nam đạt khoảng 24 triệu TEU, cao hơn các nước như Nhật Bản, Thái Lan... Việt Nam hiện có 260 tuyến dịch vụ trên toàn quốc; phía Nam là gần 180 tuyến dịch vụ và phía Bắc trên 80 tuyến dịch vụ.

Lạm phát, đứt gãy chuỗi cung ứng, tác động từ chiến sự Nga – Ukraine, dẫn đến nhu cầu tiêu thụ hàng hóa sụt giảm và tốc độ tăng trưởng xuất nhập khẩu chậm lại, có thể khiến sản lượng hàng hóa qua hệ thống cảng biển bị ảnh hưởng. Tuy nhiên về dài hạn, các yếu tố thuận lợi về địa chính trị giúp Việt Nam tiếp tục duy trì lợi thế cạnh tranh trong chuỗi cung ứng toàn cầu nên nhìn dài hạn cảng biển vẫn là ngành có mức tăng trưởng tốt.

Chỉ tính riêng theo quy hoạch tổng thể ngành cảng biển trong 10 năm, đến năm 2030, lượng hàng hóa thông qua cảng là 38 – 47 triệu TEU, tương ứng tăng trưởng 7 – 10%/năm. Việc Trung Quốc mở cửa trở lại nền kinh tế có ảnh hưởng tích cực với ngành cảng biển. Hiện Trung Quốc chiếm tỷ trọng lớn nhất trong giá trị xuất nhập khẩu với Việt Nam,  đạt xấp xỉ 178 tỷ USD năm 2022, chiếm gần 25% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam. Đặc biệt ở phía Bắc, hãng tàu Trung Quốc có tỷ trọng lớn.

VSC - bước ngoặt triển vọng

Hệ thống cảng của VSC gồm VIP Green Port và Green Port sở hữu ở các vị trí đắc địa tại Hải Phòng. Các cảng được đầu tư trang thiết bị hiện đại, theo xu hướng thân thiện môi trường, công nghệ vận hành tiên tiến. Năm 2022, riêng 2 cảng trên đạt công suất khai thác 80% với gần 1.2 triệu TEU.

Báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm toán của VSC cho thấy, mảng khai thác cảng biển hiện chiếm tới 65% doanh thu và chiếm tới 80% lợi nhuận của toàn hệ thống VSC.

Ngoài cảng biển, chuỗi dịch vụ logistics của VSC hiện đã hoàn thiện, gồm cảng – kho bãi – vận tải đường bộ, giúp tối ưu hóa các luồng vận hành, tiết giảm chi phí. Cộng thêm bề dày hoạt động và năng lực cốt lõi được bồi đắp qua nhiều năm đã giúp Công ty có hệ thống khách hàng, đối tác lớn, giàu tiềm năng.

Trước thềm đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2023 tổ chức ngày 10/3 tới, VSC hé lộ một bước ngoặt lớn. Đó là kế hoạch M&A thêm 1 cảng biển mới, vươn lên trở thành đơn vị có năng lực khai thác cảng lớn nhất tại khu vực Hải Phòng.

Bằng cách khớp nối các dữ liệu trong báo cáo tài chính của VSC và Gemandept, giới phân tích chứng khoán đã chỉ ra mục tiêu M&A của VSC là cảng Nam Hải Đình Vũ. Đây là cảng container lớn, khai thác từ năm 2014, có công suất thiết kế giai đoạn 1 là 500,000 TEUs/năm.

Nếu thương vụ thành công, cảng Nam Đình Vũ có thể tăng thêm công suất đáng kể cho VSC ở cụm cảng phía Bắc, hình thành một hệ thống cầu cảng dài hơn 800m, lớn nhất tại khu vực phía Bắc, mở rộng thị phần của VSC lên 30%, vươn lên top 1 tại Hải Phòng.

Một điểm đáng lưu ý, trên báo cáo kiểm toán, VSC cũng có phần vốn góp tới 36% tại Cảng VIMC Đình Vũ. Với thông tin này, chúng tôi nhận thấy một tiềm năng lớn hơn nữa của VSC trong tương lai gần khi có thể hợp lực tạo nên một hệ thống cầu cảng dài tới 1,500m

Phân tích sâu hơn ngành cảng biển, các chuyên gia đều chia sẻ chung nhận định, mảng khai thác cảng biển tại Hải Phòng sẽ gặp thuận lợi hơn trong thời gian tới. Thứ nhất, Hải Phòng được xác định là hệ thống cảng đặc biệt của miền Bắc, nên được hỗ trợ tối đa về các nguồn vốn đầu tư phát triển.

Thứ hai, trong 10 năm qua, toàn bộ hệ thống kết nối hạ tầng của cảng Hải Phòng với các tỉnh thành phía Bắc đã hoàn thiện

Thứ ba, khu vực miền Bắc có lợi thế cạnh tranh rất lớn trong việc thu hút được nguồn vốn đầu tư theo mô hình Trung Quốc + 1. Các số liệu đã chứng minh, gần đây nhiều trung tâm công nghiệp mới, thu hút FDI hàng đầu của cả nước đều đến từ các tỉnh miền Bắc như Bắc Giang, Bắc Ninh, Quảng Ninh… Quan trọng hơn, hàng hóa xuất khẩu khu vực phía Bắc thường là các mặt hàng công nghiệp và hàng tiêu dùng lâu bền nên tính chu kỳ ít bị ảnh hưởng hơn so với khu vực phía Nam. Số liệu của Hiệp hội logistic Việt Nam cho thấy, năm 2022, sản lượng qua các cảng biển phía Nam giảm 7-8%, trong khi qua cảng Hải Phòng tiếp tục “duy trì phong độ”.

Chiến lược M&A của VSC cho thấy tham vọng rất lớn của doanh nghiệp trong việc đón đầu các cơ hội bùng nổ đầu tư nước ngoài trong thời gian tới. M&A là con đường ngắn nhất để có thể sở hữu 1 cảng biển. Với đặc thù ngành, thời gian để triển khai 1 dự án cảng biển có thể kéo dài tới 5-7 năm. Trong thời gian đó, tốc độ tăng trưởng của sản lượng có thể tăng gấp đôi. Đầu tư đón đầu thông qua hình thức M&A, cộng hưởng với năng lực quản trị doanh nghiệp được cải thiện mạnh mẽ, tốc độ tăng trưởng của VSC được kỳ vọng sẽ có những bước nhảy vọt trong tương lai không xa.

Cơ sở cho luận điểm này được củng cố vững chắc thêm khi tại kỳ đại hội 2023 năm nay đánh dấu sự chuyển giao thế hệ lãnh đạo VSC. Khát vọng, tầm nhìn xa, kết hợp với sức trẻ và độ chín của đội ngũ lãnh đạo có thể đưa VSC lên một tầm cao mới, gia tăng tối đa lợi ích cho cổ đông.

FILI

Các tin tức khác

>   VHG: Nghị quyết về việc triệu tập họp ĐHCĐ thường niên 2023 (07/03/2023)

>   VE2: Chuyển sang diện bị kiểm soát (07/03/2023)

>   VE2: Chuyển sang diện bị đình chỉ giao dịch (07/03/2023)

>   VPB: Thông báo thành lập PGD Cửa Bắc (07/03/2023)

>   Liên tiếp vi phạm công bố thông tin, SFN bị chuyển từ diện cảnh báo sang kiểm soát (07/03/2023)

>   VPB: Thông báo thành lập PGD Quế Võ (07/03/2023)

>   VPB: Thông báo thành lập PGD Chương Mỹ (07/03/2023)

>   Top cổ phiếu đáng chú ý đầu phiên 08/03 (08/03/2023)

>   BDB: Giải trình chênh lệch LNST 2022 so với cùng kỳ năm trước (07/03/2023)

>   SD4: Chuyển sang diện bị đình chỉ giao dịch (07/03/2023)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật