Thị trường chứng quyền 31/03/2023: Thiếu vắng chứng quyền mới
Kết thúc phiên giao dịch ngày 30/03/2023, toàn thị trường có 36 mã tăng, 12 mã giảm và 14 mã tham chiếu. Khối ngoại quay lại bán ròng với tổng mức bán ròng đạt 0.55 triệu đơn vị.
I. DIỄN BIẾN THỊ TRƯỜNG CHỨNG QUYỀN
Kết thúc phiên giao dịch ngày 30/03/2023, toàn thị trường có 36 mã tăng, 12 mã giảm và 14 mã tham chiếu.
Sắc xanh chiếm ưu thế trở lại nhờ diễn biến khả quan của các cổ phiếu cơ sở. Các nhóm chứng quyền duy trì sắc xanh bao gồm nhóm ACB, HPG, VHM, VIB, VNM và VPB với mức tăng nhẹ quanh 5%, trong khi đó STB và VRE có mức tăng khá trên 10%. Ở chiều ngược lại, sắc đỏ tập trung tại nhóm chứng quyền TCB và MWG với mức giảm nhẹ dưới 6%.
Số lượng chứng quyền toàn thị trường giảm từ 72 mã xuống còn 62 mã do ghi nhận 10 mã chứng quyền của CTCK SSI hủy niêm yết do gần đến ngày đáo hạn.
Nguồn: VietstockFinance
Khối lượng giao dịch toàn thị trường trong phiên hôm nay đạt 9.36 triệu đơn vị, tăng 5.3%; giá trị giao dịch đạt 7.34 tỷ đồng, tăng 6.33% so với phiên trước (29/03). Trong đó, CMWG2214 là mã dẫn đầu thị trường về khối lượng, CMBB2214 dẫn đầu về giá trị giao dịch.
Khối ngoại quay lại bán ròng trong phiên hôm nay với tổng mức bán ròng đạt 0.55 triệu đơn vị. Trong đó, CPOW2209 và CVIB2201 là hai mã bị bán ròng nhiều nhất.
Công ty chứng khoán HSC hiện đang là tổ chức phát hành có nhiều mã chứng quyền nhất thị trường với 21 mã, theo sau là ACBS với 14 mã, MBS với 7 mã, BSC với 6 mã, SSI với 6 mã, VCSC với 6 mã, KIS với 1 mã, PHS với 1 mã.
Trong phiên hôm nay, nhóm chứng quyền thuộc ACBS chiếm 35.3% tổng khối lượng giao dịch toàn thị trường, HSC chiếm 32.4%, SSI chiếm 18.3%, KIS chiếm 12.3%, VCSC chiếm 0.9%, BSC chiếm 0.8%, MBS chiếm 0.4%, PHS chiếm 0.1%.
Nguồn: VietstockFinance
II. ĐỊNH GIÁ CÁC CHỨNG QUYỀN
Dựa trên phương pháp định giá phù hợp với thời điểm khởi đầu là ngày 31/03/2023, mức giá hợp lý của các chứng quyền đang được giao dịch trên thị trường được thể hiện như sau:
Nguồn: VietstockFinance
Lưu ý: Chi phí cơ hội trong mô hình định giá được điều chỉnh để phù hợp với thị trường Việt Nam. Cụ thể, lãi suất tín phiếu phi rủi ro (tín phiếu Chính phủ) sẽ được thay thế bằng lãi suất tiền gửi trung bình của các ngân hàng lớn với sự hiệu chỉnh kỳ hạn phù hợp với từng loại chứng quyền.
Theo định giá trên, CVPB2212 và CTPB2301 hiện là hai mã chứng quyền có mức định giá hấp dẫn nhất.
Những mã chứng quyền có effective gearing càng cao thì biến động tăng/giảm theo chứng khoán cơ sở thường sẽ càng lớn. Hiện CPOW2210 và CVRE2219 là hai mã chứng quyền có tỷ lệ effective gearing cao nhất thị trường.
Bộ phận Phân tích Kinh tế & Chiến lược Thị trường, Phòng Tư vấn Vietstock
FILI
|