Thứ Hai, 13/03/2023 17:09

Reuters: Thế khó của Việt Nam khi nhu cầu nước ngoài suy yếu

Năm 2022, GDP Việt Nam tăng trưởng 8% khi các nhà sản xuất như Samsung Electronics, LG và Hon Hai Precision Industry (Foxconn) thúc đẩy xuất khẩu. Hiện tình hình trở nên khó khăn hơn khi nhu cầu nước ngoài yếu ớt. Trong khi đó, nhu cầu trong nước cũng suy giảm.

Trong mắt các công ty nước ngoài, Việt Nam từ lâu được xem là nơi sản xuất thay thế Trung Quốc với chi phí thấp. Những yếu tố thu hút nhà đầu tư vào Việt Nam bao gồm việc tham gia nhiều hiệp định thương mại, cùng với với ưu đãi cắt giảm thuế quan, chi phí nhân công thấp, gần chuỗi cung ứng của Trung Quốc.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam tăng 13.5% lên 22 tỷ USD trong năm 2022, khi nhiều công ty ngoài chọn Việt Nam làm nơi sản xuất các mặt hàng như đồ điện tử, quần áo và giày thể thao.  

Dữ liệu Chính phủ cho thấy tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt 372 tỷ USD năm 2022, tương đương 90% GDP. Đặt lên bàn cân với những nước láng giềng, chỉ có quốc gia sản xuất dầu mỏ Malaysia từng đạt mức này.

Kim ngạch xuất khẩu tương đương 90% GDP Việt Nam

Giờ thì nhu cầu bên ngoài đang sụt giảm. Việt Nam cũng đang thiếu vắng thị trường tiêu dùng khổng lồ Trung Quốc. Thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam ở mức 3,600 USD trong năm 2021, trong khi của Trung Quốc lên tới 12,000 USD. Lao động Việt Nam trẻ hơn so với lao động Trung Quốc, nhưng lại già hơn so với của Indonesia và Ấn Độ, vì thế lợi thế cạnh tranh về chi phí nhân công có thể sẽ không kéo dài.

Trong bối cảnh đó, nhiều tín hiệu đáng lo đã xuất hiện. Thị trường bất động sản đang gặp khủng hoảng, trong khi chỉ số chứng khoán giảm sâu so với đỉnh.

Các công ty sản xuất cũng có dấu hiệu đáng ngại. Công ty sản xuất da giày PouYuen Việt Nam tháng trước cho biết sẽ cắt giảm khoảng 6,000 việc làm tại TP HCM, chỉ hai năm sau khi họ từng rơi vào tình trạng thiếu lao động. Dòng tiền mới đổ vào Việt Nam cũng giảm. Trong 7 tuần đầu năm, số vốn FDI đăng ký giảm 38% so với cùng kỳ.

Hầu hết các nước láng giềng với Việt Nam, bao gồm cả Trung Quốc, đã giảm phụ thuộc vào xuất khẩu bằng cách phát triển các doanh nghiệp tư nhân năng động và nhờ đó tiến bước trong chuỗi giá trị, tăng thu nhập cho người lao động. Nếu muốn cạnh tranh với Trung Quốc, Việt Nam cần thay đổi hướng đi của mình, theo Reuters.

Trong năm 2022, GDP Việt Nam tăng trưởng 8.02%, đánh dấu năm tăng trưởng nhanh nhất kể từ năm 1997. Xuất khẩu Việt Nam đi ngang trong tháng 2/2023 và giảm 23.4% trong tháng 1/2023.

Vũ Hạo (Theo Reuters)

FILI

Các tin tức khác

>   Tập đoàn năng lượng lớn nhất Thái Lan muốn đầu tư vào loạt dự án tại Việt Nam (12/03/2023)

>   Bất ngờ kiểm tra loạt shop kinh doanh ‘hàng hiệu’ ở TPHCM (11/03/2023)

>   Để thu hút FDI nhiều hơn, Việt Nam cần định hướng vào tăng trưởng xanh và kinh tế số (11/03/2023)

>   50 CSGT tăng cường cho các trung tâm đăng kiểm từ sáng 11/3 (10/03/2023)

>   Xuất khẩu sản phẩm cơ khí - cơ hội tỷ USD của Việt Nam (10/03/2023)

>   Làn sóng sa thải lao động: Doanh nghiệp chật vật, công nhân điêu đứng (10/03/2023)

>   SCIC khẳng định không đầu tư vào F88 (09/03/2023)

>   CEO Keppel: "Chúng tôi có vị thế rất tốt để rót thêm vốn vào Việt Nam" (09/03/2023)

>   Ngân hàng Hà Lan sắp đầu tư hơn 8 triệu đô vào doanh nghiệp điện mặt trời tại Việt Nam (09/03/2023)

>   Chính phủ yêu cầu bảo đảm công tác đăng kiểm trở lại hoạt động bình thường trong tháng 3 (09/03/2023)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật