Thứ Tư, 29/03/2023 10:06

Quý 1 năm 2023, chỉ số sản xuất công nghiệp giảm 2.2% so với cùng kỳ năm trước

Sản xuất một số ngành công nghiệp chủ lực suy giảm khiến cho giá trị tăng thêm toàn ngành công nghiệp quý 1 năm 2023 giảm 0.82% so với cùng kỳ năm trước, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo giảm 0.37%.

Chỉ số sản xuất quý I năm 2023 của một số ngành trọng điểm thuộc ngành công nghiệp cấp II giảm so với cùng kỳ năm trước

Giá trị tăng thêm toàn ngành công nghiệp quý 1 năm 2023 ước tính giảm 0.82% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo giảm 0,37%, làm giảm 0,1 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung của toàn nền kinh tế; ngành sản xuất và phân phối điện giảm 0.32%, làm giảm 0.01 điểm phần trăm; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 5.38%, đóng góp 0.03 điểm phần trăm; ngành khai khoáng giảm 5.6%, làm giảm 0.2 điểm phần trăm.

Tính chung quý 1 năm 2023, IIP ước tính giảm 2.2% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2022 tăng 6.8%) do kinh tế thế giới tiếp tục gặp nhiều khó khăn, biến động khó lường, lạm phát các nước mặc dù hạ nhiệt nhưng vẫn ở mức cao, đơn hàng giảm, kim ngạch xuất khẩu giảm. Trong đó, ngành khai khoáng giảm 4.4% (cùng kỳ năm 2022 tăng 2.8%), làm giảm 0.7 điểm phần trăm trong mức tăng chung; ngành chế biến, chế tạo giảm 2.4% (cùng kỳ năm 2022 tăng 7.3%), làm giảm 1.6 điểm phần trăm; ngành sản xuất và phân phối điện giảm 1% (cùng kỳ năm 2022 tăng 8%), làm giảm 0.1 điểm phần trăm; riêng ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 7.8% (cùng kỳ năm 2022 tăng 1.4%), đóng góp 0.1 điểm phần trăm.

Chỉ số sản xuất quý 1 năm 2023 của một số ngành trọng điểm thuộc ngành công nghiệp cấp II giảm so với cùng kỳ năm trước: Sản xuất giường, tủ, bàn, ghế giảm 13.5%; sản xuất phương tiện vận tải khác giảm 11.9%; sản xuất giấy và các sản phẩm từ giấy giảm 10.3%; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác giảm 8.7%; sản xuất xe có động cơ giảm 8,2%; sản xuất trang phục giảm 7.7%; sản xuất thiết bị điện giảm 6.9%. Bên cạnh đó, chỉ số IIP của một số ngành tăng: Sản xuất đồ uống tăng 27.3%; sản xuất than cốc, sản phẩm dầu mỏ tinh chế tăng 19.4%; khai thác quặng kim loại tăng 14%; sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic tăng 11.6%; sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu tăng 7.2%.

Chỉ số sản xuất công nghiệp quý 1 năm 2023 so với cùng kỳ năm trước tăng ở 48 địa phương và giảm ở 15 địa phương trên cả nước. Một số địa phương có chỉ số IIP đạt mức tăng khá cao do ngành công nghiệp chế biến, chế tạo; ngành sản xuất và phân phối điện tăng cao. Ở chiều ngược lại, một số địa phương có chỉ số IIP tăng thấp hoặc giảm do ngành công nghiệp chế biến, chế tạo; ngành khai khoáng và ngành sản xuất, phân phối điện tăng thấp hoặc giảm.

Một số sản phẩm công nghiệp chủ lực quý 1 năm 2023 giảm so với cùng kỳ năm trước: Ô tô giảm 17.8%; thép thanh, thép góc giảm 15.8%; xe máy giảm 13.8%; linh kiện điện thoại giảm 13.4%; vải dệt từ sợi tự nhiên và điện thoại di động cùng giảm 13.1%; quần áo mặc thường giảm 10.2%; xi măng giảm 9.9%; phân Urê giảm 6.3%; khí đốt thiên nhiên dạng khí giảm 6.1%. Ở chiều ngược lại, một số sản phẩm tăng so với cùng kỳ năm trước: Bia tăng 27.8%; xăng, dầu tăng 20.6%;  vải dệt từ sợi nhân tạo tăng 10.8%; sắt, thép thô tăng 9.2%; đường kính tăng 6.6%.

Chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng 3/2023 tăng 20.9% so với tháng trước và tăng 2.5% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung quý 1 năm 2023, chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo giảm 2.9% so với cùng kỳ năm 2022 (cùng kỳ năm 2022 tăng 6.6%).

Chỉ số tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ước tính tại thời điểm 31/3/2023 tăng 4.4% so với cùng thời điểm tháng trước và tăng 19.8% so với cùng thời điểm năm trước (cùng thời điểm năm trước tăng 17.7%). Tỷ lệ tồn kho toàn ngành chế biến, chế tạo bình quân quý 1 năm 2023 là 81.1% (bình quân quý 1 năm 2022 là 79.9%).

Số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp tại thời điểm 01/3/2023 tăng 0.8% so với cùng thời điểm tháng trước và giảm 2.2% so với cùng thời điểm năm trước. Trong đó: Lao động khu vực doanh nghiệp Nhà nước tăng 0.1% và giảm 1.7%; doanh nghiệp ngoài Nhà nước tăng 0.3% và giảm 1.5%; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 1% và giảm 2.6%. Theo ngành hoạt động, số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp ngành khai khoáng tăng 0.1% so với cùng thời điểm tháng trước và tăng 0.6% so với cùng thời điểm năm trước; ngành chế biến, chế tạo tăng 0.8% và giảm 2.4%; ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí tương đương cùng thời điểm tháng trước và giảm 1.7% so với cùng thời điểm năm trước; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải giảm 0.3% và giảm 0.5%.

Nhật Quang

FILI

Các tin tức khác

>   Cán cân thương mại hàng hóa quý 1 năm 2023 ước tính xuất siêu 4.07 tỷ USD (29/03/2023)

>   Các hộ chăn nuôi ở Đồng Nai kêu cứu vì thua lỗ nặng (29/03/2023)

>   Các hộ chăn nuôi ở Đồng Nai kêu cứu vì thua lỗ nặng (29/03/2023)

>   Thu hút FDI 3 tháng đầu năm 2023 giảm mạnh so với kỳ năm trước (28/03/2023)

>   Hơn 500 người bị khởi tố vì liên quan sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm (28/03/2023)

>   Chủ tịch Quốc hội đề nghị Trung Quốc mở rộng nhập khẩu hàng Việt Nam (27/03/2023)

>   Những con số gây choáng về loạt 'đại bàng' Mỹ vừa đến Việt Nam (27/03/2023)

>   Cựu Chủ tịch Công ty Dược phẩm Cửu Long tử vong trước ngày mở phiên phúc thẩm (27/03/2023)

>   Mỹ gia hạn điều tra lẩn tránh phòng vệ thương mại với gỗ dán Việt Nam (27/03/2023)

>   Doanh nghiệp Mỹ muốn đầu tư mạnh vào Việt Nam (27/03/2023)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật