Thứ Năm, 02/03/2023 09:50

Kinh tế Trung Quốc hồi phục nhanh hơn dự báo

Sau khi tái mở cửa, kinh tế Trung Quốc hồi phục nhanh hơn dự báo của các quan chức hàng đầu, theo nguồn tin thân cận từ Bloomberg. Điều này cho thấy Chính phủ Trung Quốc sẽ hạn chế tung ra các biện pháp kích thích mới trong năm nay.

Làn sóng bùng phát dịch COVID-19 sau khi gỡ bỏ hạn chế chấm dứt nhanh hơn dự báo của các nhà lãnh đạo cấp cao của Trung Quốc, nguồn tin thân cận cho biết. Trước đó, các đợt lây nhiễm được dự báo kéo dài ít nhất tới tháng 2-3/2023, nhưng phần lớn người dân Trung Quốc đã nhiễm bệnh tại cuối tháng 1/2023. Điều này cho phép các thành phần của nền kinh tế hồi phục nhanh chóng.

Trong một dấu hiệu khác cho thấy Trung Quốc ngày càng yên tâm với tốc độ phục hồi, các phương tiện truyền thông Nhà nước Trung Quốc được yêu cầu truyền tải thông điệp rằng các nhà lãnh đạo hài lòng với đà hồi phục đang diễn ra và sự cần thiết của một gói kích thích mới cũng suy giảm phần nào tại thời điểm này, dựa trên nguồn tin thân cận.

Nguồn tin này cho biết Chính phủ đang tìm cách “giữ vững” nền kinh tế hơn là hỗ trợ thêm.

Văn phòng Thông tin Hội đồng Nhà nước Trung Quốc (SCIO) và Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia (NDRC – cơ quan lập kế hoạch kinh tế của Trung Quốc) không phản hồi về các thông tin trên.

Dữ liệu kinh tế tuần này cho thấy kinh tế đang phục hồi mạnh mẽ sau khi Trung Quốc từ bỏ chiến lược Zero COVID từ tháng 12. Vào tháng 2/2023, lĩnh vực sản xuất cho thấy sự cải thiện mạnh mẽ nhất trong hơn 10 năm qua và hoạt động của người tiêu dùng cũng sôi động hơn, theo dữ liệu PMI. Doanh số bán nhà ở cũng tăng lần đầu tiên trong 20 tháng, theo dữ liệu từ 100 công ty phát triển bất động sản lớn nhất.

Tuy vậy, triển vọng kinh tế Trung Quốc vẫn bất ổn trong bối cảnh tăng trưởng toàn cầu yếu và lãi suất ngày càng tăng. Nhu cầu đối với hàng xuất khẩu của Trung Quốc ở một số thị trường lớn nhất như Mỹ và châu Âu đã giảm mạnh trong những tháng gần đây và có khả năng vẫn yếu trong năm nay. Căng thẳng Mỹ-Trung về công nghệ và các vấn đề địa chính trị cũng leo thang, đè nặng lên tâm lý kinh doanh.

Các nhà kinh tế kỳ vọng Chính phủ Trung Quốc sẽ đặt mục tiêu tăng trưởng cho năm nay cao hơn 5%, trong đó một số chuyên gia dự báo sẽ ở mức 5.5% trở lên.

Trước đó, GDP Trung Quốc tăng trưởng 3% vào năm 2022, mức tăng trưởng yếu thứ hai kể từ thập niên 70 khi Trung Quốc vẫn còn duy trì chính sách Zero COVID.

Nhiều chuyên gia kỳ vọng chính sách tiền tệ và tài khóa sẽ vẫn hỗ trợ kinh tế trong năm nay, mặc dù khả năng tung thêm một gói kích thích quy mô lớn khá thấp. Điều đó có nghĩa là Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) có thể không giảm mạnh lãi suất trong năm nay, nhưng họ có thể duy trì thanh khoản tương đối dồi dào trong hệ thống tài chính và sử dụng các công cụ khác để thúc đẩy hoạt động cho vay trong nền kinh tế.

Vũ Hạo (Theo Bloomberg)

FILI

Các tin tức khác

>   Chuỗi cung ứng bớt căng thẳng nhưng áp lực lạm phát sẽ vẫn còn  (02/03/2023)

>   Người Mỹ ngại mua nhà vì lãi vay tăng cao (02/03/2023)

>   Lý do nào khiến các hãng chip tăng cường sản xuất ở Singapore? (01/03/2023)

>   Thị trường bất động sản Trung Quốc trong 'cơn khát' tín dụng (01/03/2023)

>   Bloomberg: 90% nhà cung ứng cho Apple cân nhắc rời Trung Quốc sang Việt Nam và Ấn Độ (01/03/2023)

>   Vốn FDI vào Trung Quốc thấp nhất gần hai thập niên (01/03/2023)

>   Trung Quốc xây dựng hai nhà máy điện than mỗi tuần (28/02/2023)

>   Cách các công ty Mỹ 'ngầm sa thải hàng loạt' (28/02/2023)

>   Fed với bài toán kiềm chế lạm phát và tránh đưa kinh tế Mỹ suy thoái (27/02/2023)

>   Ô tô mới ở Mỹ giờ chỉ dành cho người giàu (27/02/2023)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật