Thứ Tư, 22/03/2023 13:00

Doanh nghiệp “ngấm đòn” sức mạnh của đồng bạc xanh

Đồng USD đắt đỏ làm chao đảo thị trường tài chính toàn cầu đã có tác động 2 mặt đến lợi nhuận của nhiều doanh nghiệp trong năm qua.

Vay nợ bằng USD, ngấm đòn tỷ giá

Năm 2022, đồng USD tăng giá rất mạnh trên thị trường tài chính toàn cầu, do động thái tăng lãi suất nhanh và mạnh của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) nhằm kìm chế lạm phát. Kéo theo đó là tỷ giá USD/VND cũng chịu áp lực tăng cao.

Khép lại năm 2022, chỉ số USD-Index treo cao ở mức 103.5 điểm, tăng hơn 8% so với đầu năm và cũng là mức cao nhất trong gần 20 năm qua.

Trước sức nóng của đồng bạc xanh trên thị trường quốc tế, nhóm doanh nghiệp có nợ vay bằng USD lớn hứng đòn nặng nề. Trong đó, nhóm chịu ảnh hưởng nhiều nhất chủ yếu là ngành điện và xây dựng.

Theo dữ liệu từ VietstockFinance, PGV - Tổng Công ty Phát điện 3 (EVN GENCO3) là doanh nghiệp lỗ từ chênh lệch tỷ giá trong năm 2022 lớn nhất, ở mức 893 tỷ đồng. Vì vậy, dù PGV có lợi nhuận gộp tăng 27%, lợi nhuận ròng của Công ty vẫn giảm 26% so với năm trước, chủ yếu do chi phí tài chính tăng mạnh vì khoản lỗ chênh lệch tỷ giá cộng thêm lãi vay.

Được biết, các khoản vay bằng USD được PGV huy động để cấp vốn cho dự án Nhiệt điện Mông Dương với giá trị 23,360 tỷ đồng, lãi suất thả nổi Libor (lãi suất liên ngân hàng London) 6 tháng cộng thêm biên độ; Nhiệt điện Vĩnh Tân 2, gồm 3,800 tỷ đồng lãi suất 3.45%/năm và 9,600 tỷ đồng lãi suất Libor 6 tháng cộng thêm 2.65%/năm.

Hai doanh nghiệp ngành điện lỗ chênh lệch tỷ giá nữa là Nhiệt điện Hải Phòng (HND) và Tổng công ty Điện lực dầu khí Việt Nam (POW). Trong đó, HND lỗ chênh lệch tỷ giá 61 tỷ đồng khi có 100% dư nợ bằng đồng USD còn POW lỗ chênh lệch tỷ giá 48 tỷ đồng với khoản vay bằng đồng USD chiếm hơn 50% tổng dư nợ dài hạn.

Doanh nghiệp ngành xây dựng như Tập đoàn PC1 (PC1) và Tổng Công ty Xây dựng Số 1 (CC1) cũng ghi nhận lỗ tỷ giá lần lượt là 131 tỷ đồng và 101 tỷ đồng.

Trong khi nhiều doanh nghiệp chịu ảnh hưởng tiêu cực từ tỷ giá USD/VND tăng, vẫn có một số ít doanh nghiệp lãi tỷ giá nhờ hoạt động kinh doanh đặc thù.

Theo đó, Tập đoàn VINGROUP (VIC) đứng đầu lãi chênh lệch tỷ giá năm 2022 với 1,832 tỷ đồng trong khi cùng kỳ lỗ tỷ giá 509 tỷ đồng.

Xếp sau là Tổng CTCP Đầu tư Quốc tế Viettel  (Viettel Global, VGI), thu về khoản lãi ròng chênh lệch tỷ giá lên đến gần 1,745 tỷ đồng, tăng 86% so với năm trước. Hoạt động kinh doanh chính của Viettel Global là đầu tư vào các dự án viễn thông tại thị trường nước ngoài, trong đó Đông Nam Á là thị trường chủ đạo.

Áp lực tỷ giá VND/USD vẫn đeo bám

Chỉ số USD-Index trong 5 năm qua
Nguồn: tradingview.com

Nhận định đường đi của giá USD trong năm 2023, chuyên gia phân tích của CTCK BIDV (BSC) cho biết, giá trị đồng USD tăng trong tháng 2/2023 khi các số liệu về lạm phát tháng 1 của Mỹ cho thấy mức tăng cao hơn dự báo, thị trường kỳ vọng Fed sẽ thắt chặt chính sách tiền tệ mạnh tay hơn, kéo theo tỷ giá VND/USD suy yếu trước đà tăng của USD. Trong khi đó, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) bắt đầu mua vào ngoại tệ kể từ tháng 1/2023. Tính riêng trong tháng 2, NHNN đã mua thêm 0.65 tỷ USD. Dự trữ ngoại hối hiện tại đạt khoảng 92.43 tỷ USD.

Vì vậy, BSC đánh giá tỷ giá USD/VND đến cuối năm 2023 có thể dao động trong mức 23,900 - 24,400 đồng/USD.

Cùng quan điểm, BVSC cho biết, tính đến ngày 02/03/2023, đồng VND đã giảm giá trở lại 0.47% so với đồng USD. Trong khi đó, các số liệu vĩ mô công bố gần đây liên quan đến thị trường việc làm và lạm phát của Mỹ đều không theo hướng ủng hộ cho việc giảm thắt chặt chính sách tiền tệ và dừng tăng lãi suất.

Cụ thể, chỉ số PCE - thước đo lạm phát ưa thích của Fed - trong tháng 1 thậm chí còn tăng cao hơn tháng 12, trong khi tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống mức thấp nhất 40 năm đã khiến thị trường lo ngại nhiều hơn về khả năng Fed phải kéo dài việc tăng lãi suất với mức lãi suất cuối cùng (ultimate rate) cao hơn dự tính hồi cuối tháng 12. Điều này đã khiến cho chỉ số DXY có diễn biến tăng trở lại, qua đó khiến đồng VND cùng nhiều đồng tiền khác chịu áp lực mất giá.

Tương tự, VCBS nhận định, tại Việt Nam, đồng VND giảm giá trở lại khoảng 0.9% so với đồng USD (tính từ đầu năm 2023). Tại các ngân hàng thương mại, tỷ giá tăng 340 đồng, lên mức 23,980 - 23,990 đồng/USD. Theo đó, từ giữa tháng 2, quá trình xây dựng lại dự trữ ngoại hối của NHNN phần nào bị gián đoạn, cho thấy rủi ro tỷ giá vẫn thường trực. Theo dõi tương quan về điều hành chính sách tiền tệ của các NHTW lớn trên thế giới, chỉ số sức mạnh đồng USD được dự báo sẽ vẫn duy trì ở mức cao. Trong điều kiện thuận lợi, VCBS dự báo mức mất giá của VND so với USD có thể dưới 3% trong năm 2023.

Trong khi đó, VNDirect cho hay, thị trường dự báo đỉnh của chu kỳ tăng lãi suất của Fed ở mức 5.25%, tương đương còn 2 lần tăng 0.25 điểm % lãi suất vào cuộc họp tháng 3 và tháng 5. Qua đó, áp lực lên tỷ giá USD/VND có thể hạ nhiệt đáng kể trong nửa sau của năm 2023 khi Fed ngừng tăng lãi suất điều hành.

Tuy nhiên, nếu vì một lý do nào đó, chẳng hạn như lạm phát cao hơn dự báo hoặc tăng trưởng tiền lương cao hơn dự kiến thì có khả năng Fed sẽ tăng lãi suất điều hành cao hơn so với kỳ vọng của thị trường. Điều này có thể khiến chỉ số DXY mạnh lên và gây thêm áp lực lên tỷ giá USD/VND.

Còn chuyên gia của CTCK KB Việt Nam (KBSV) dự báo dự trữ ngoại hối của Việt Nam sẽ đạt 102 tỷ USD vào cuối năm 2023, tương đương 3.3 tháng giá trị nhập khẩu. Qua đó, tỷ giá USD/VND được kỳ vọng sẽ dao động trong khoảng từ 23,400 - 23,800 đồng trong năm 2023.

Khang Di

FILI

Các tin tức khác

>   ORS: Nghị quyết HĐQT về việc điều chỉnh ngày tổ chức họp ĐHĐCĐ thường niên 2023 (22/03/2023)

>   GEX: BCTC năm 2022 (22/03/2023)

>   GEX: BCTC Hợp nhất năm 2022 (22/03/2023)

>   SJF thoái toàn bộ vốn ở hai công ty con (22/03/2023)

>   ACL: Bổ sung nghị quyết HĐQT số 03 và 04 năm 2022 (17/03/2023)

>   RCC: Tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông (21/03/2023)

>   VNX: Báo cáo tài chính năm 2022 (21/03/2023)

>   KCE: Báo cáo tài chính năm 2022 (21/03/2023)

>   PRO: Báo cáo tài chính năm 2022 (21/03/2023)

>   VDN: Giải trình chênh lệch Lợi nhuận sau thuế năm 2022 so với năm trước (số liệu sau kiểm toán) (21/03/2023)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật