Tuần 13-17/02: Có doanh nghiệp chi ngàn tỷ trả cổ tức
Trong tuần từ 13-17/02, có 6 doanh nghiệp chốt quyền trả cổ tức bằng tiền mặt. Tỷ lệ cao nhất là 40%, tương đương cổ đông sở hữu 1 cp nhận được 4,000 đồng.
*Lịch sự kiện
Danh sách doanh nghiệp chốt quyền trả cổ tức tiền mặt từ ngày 13-17/02/2023
|
Trong tuần tới, Đạm Phú Mỹ (hay Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí, HOSE: DPM) là doanh nghiệp chốt quyền trả cổ tức tiền mặt cao nhất, là đợt tạm ứng cổ tức đợt 1/2022. Với hơn 391 triệu cp đang lưu hành, ước tính DPM cần chi hơn 1,565 tỷ đồng cho đợt tạm ứng cổ tức này. Nguồn chi trả từ lợi nhuận chưa phân phối năm 2022.
Theo báo cáo quản trị năm 2022, PVN (Tập đoàn Dầu khí Việt Nam) vẫn đang sở hữu 60% cổ phần tại DPM. Như vậy, Tập đoàn sẽ nhận được khoảng 939 tỷ đồng trong đợt chi trả này.
Năm 2022, Công ty đạt doanh thu thuần 18.6 ngàn tỷ đồng, tăng 46% so với năm trước. Lãi ròng ở mức 5.6 ngàn tỷ đồng, tăng 79%. Tại ĐHĐCĐ bất thường cuối tháng 12 vừa qua, Đạm Phú Mỹ thông qua mức chi cổ tức 7,000 đồng/cp bằng tiền mặt cho năm 2022 trước kết quả ấn tượng năm vừa qua.
Cũng trong tuần tới, có 3 doanh nghiệp chốt quyền trả cổ tức bằng cổ phiếu. Trong đó, EIB (Eximbank) và FIR (CTCP Địa ốc First Real) có tỷ lệ cao nhất, đều là 100:20, tương ứng cổ đông sở hữu 100 cp nhận được 20 cp mới.
Về EIB, đây là lần đầu tiên sau 10 năm Ngân hàng chia cổ tức, dự kiến phát hành 245.88 triệu cp, qua đó tăng vốn điều lệ thêm 2.4 ngàn tỷ đồng. Những năm trước, Eximbank nằm trong diện không được chia cổ tức do chưa tất toán toàn bộ trái phiếu đặc biệt đã bán cho VAMC. Lần gần nhất, Eximbank chia cổ tức vào năm 2013 với tỷ lệ 4%.
Còn FIR, với hơn 44.6 triệu cp đang lưu hành và tỷ lệ thực hiện 20% (cổ đông sở hữu 100 cp được nhận 20 cp mới), ước tính FIR cần phát hành hơn 8.9 triệu cp mới để hoàn tất chi trả cho cổ đông, qua đó nâng vốn điều lệ lên 535 tỷ đồng.
Châu An
FILI
|