Nhịp đập Thị trường 17/02: Kịp tăng trở lại
Kết phiên giao dịch VN-Index tăng 1.02 điểm (0.1%) khớp tại 1,059.31 điểm với 173 mã tăng giá (8 cổ phiếu trần)/ 221 mã giảm giá (3 cổ phiếu sàn). Giá trị giao dịch đạt 7,692 tỷ đồng. HNX-Index giảm 0.89 điểm (0.42%) với 66 mã tăng giá(10 cổ phiếu trần)/88 mã giảm giá (15 cổ phiếu sàn) còn 209.95 điểm. Giá trị giao dịch đạt 950 tỷ. UPCoM giảm 0.72 điểm (0.9%) còn 78.94 điểm với 383 tỷ trao tay.
VIC có dấu hiệu được kéo cuối phiên tăng 100 so với tham chiếu khớp tại 53,500. Đây cũng là mức giá cao nhất trong ngày của cổ phiếu này sau khi đã có lúc giảm 2% trong phiên. Đây cũng là nguyên nhân chính ngành bất động sản đổi màu xanh tới 0.56% kết phiên.
Mặc dù chứng khoán giảm 0.63% nhưng ngân hàng tăng 0.53% và bất động sản tăng 0.56% là những tác nhân chính khiến VN-Index xanh nhẹ.
Đáng chú ý hôm nay nhà đầu tư nước ngoài bán ròng 42.73 tỷ trên sàn HOSE trong phiên giao dịch khớp lệnh. Đây là phiên thứ 3 liên tiếp khối này bán ròng.
14h: Sắc đỏ áp đảo
Mặc dù chỉ đang giảm 2 điểm nhưng số cổ phiếu tăng giá đã thấp hơn đáng kể số cổ phiếu giảm giá trên sàn HOSE: 152/229. VN-30 giảm mạnh hơn 5.11 điểm với 10 cổ phiếu tăng giá/20 cổ phiếu giảm giá.
Ngành chưng khoán chỉ còn đúng VIG giữ sắc xanh. Còn lại 19 cổ phiếu đang giảm giá, 5 đứng giá. Giảm mạnh nhất là APS (-3.16%, -300, 9,200), MBS (-2.17%, -300, 13,500), hai cổ phiếu lớn nhất của ngành đều đang giảm trên 1%, VND (-1.03%, -150, 14,450), SSI (-1.28%, -250, 19,250).
Ngành may mặc đang hoạt động không tốt, EVE (-1.09%, -150, 13,550), GMC (-2.78%, -300, 10,500), TCM (-1.13%, -600, 52,300).
Phiên sáng: Giao dịch cầm chừng
VN-Index đang giao dịch cầm chừng trong biên độ hẹp với giá trị giao dịch rất thấp. Chỉ có 3,400 tỷ rót vào VN-Index và 450 tỷ rót vào HNX-Index.
HPG đang bị nhà đầu tư bán ròng 780,000 cổ phiếu. Nếu điều này kéo dài đến hết phiên giao dịch đây sẽ là phiên bán ròng thứ hai, điều ít khi xảy ra trong một đợt mua ròng cực mạnh kéo dài từ tháng 11 đến nay với gần 5% cổ phiếu HPG được trao tay qua khối ngoại.
Nhà đầu tư nước ngoài cũng đang bán ròng 61 tỷ trên HOSE. Sau hai phiên bán ròng liên tiếp trước đó. Đây cũng là điều không diễn ra trong đợt mua ròng mạnh mẽ 2 tháng nay. Sẽ là rất…rất xấu nếu nguồn vốn ngoại đổi chiều trong tình huống này. Tiền đang vào rất thấp, nếu không có nguồn vốn ngoại tíếp tục vào, thị trường sẽ mất đi điểm tựa cả về tâm lý lẫn thực tế. Còn nếu dòng vốn này rút ra. Rất khó cho thị trường. Theo dõi chặt chẽ dòng tiền nay là điều quan trọng trong tình huống hiện nay.
Tron khi MWG giảm 0.58% (250-43,050) thì FRT tăng 0.96%(700-74,000). Mảng bán lẻ được dự báo sẽ có một năm cực khó khăn. Tuy nhiên năm nay FRT vẫn còn Long Châu để hy vọng vào tăng trưởng. MWG có lẽ sẽ khó hơn.
11h: Ngân hàng đang là trụ đỡ
Rổ VN30 đang có 15 cổ phiếu tăng giá, 14 cổ phiếu giảm giá. Ba cổ phiếu tăng giá mạnh nhất trong rổ là NVL, STB, PDR với mức tăng lần lượt là 4.8%, 3.6%, 2.3%.
Ba cổ phiếu giảm mạnh nhất là TCB, SAB, VIC với mức giảm lần lượt 0.7%, 0.8%, 1.3%. Sau khi có lúc tăng gần 4 điểm, VN-Index đang giảm nhẹ 0.67 điểm (0.06%) với thanh khoản 2,400 tỷ đồng.
Sàn HNX giá trị giao dịch đạt 365 tỷ. Có lẽ trong thời gian ngắn tới, giá trị giao dịch của các sàn sẽ phải làm quen với một mức mới, thấp hơn đã từng khá nhiều. Điều này chưa hẳn là bi kịch, nếu quá trình tích luỹ chờ đợi một thế cuộc mới diễn ra mà VN-Index không giảm điểm hoặc giảm không quá sâu, nó sẽ là tiền đề cho một đợt bùng nổ mới. Với tốc độ tăng trưởng GDP năm nay được dự báo trên dưới 6% so với 1.3% của thế giới, chúng ta vẫn còn nhiều điều để hy vọng vào một tương lai tươi sáng hơn mặt bằng chung.
Ngành bất động sản sau khi bật nhẹ vào đầu phiên với thông tin Thủ tướng đích thân chủ trì cuộc họp giải cứu đã đỏ trở lại. VIC giảm tới 2.06% khớp mức 52,300 là thủ phạm lớn nhất làm VN-Index giảm tới 1.11 điểm. Tuy nhiên một số cổ phiếu bất động sản lớn vẫn đang tăng VHM tăng 1.41% khớp ở mức 43,100 đồng/cp, PDR tăng 0.45% khớp ở mức 11,050 đồng/cp, NVL tăng 2.61% khớp ở mức 11,800 đồng/cp, KDH tăng 1.25% khớp 28,150 đồng/cp, HDG tăng 0.98% khớp 30,800 đồng/cp, DXG tăng 2.24% khớp 11,400 đồng/cp. Việc VIC giảm giá có lẽ liên quan đến Vinfast nhiều hơn mảng bất động sản.
Ngân hàng gần đây vẫn là trụ đỡ chính của thị trường, hôm nay cũng vậy, ngân hàng đang tăng 0.42%, tăng mạnh có EIB (2.28% - 18,750), LPB (3.21%-14,450), STB (3.14%-24,650). Không có cổ phiếu ngân hàng nào giảm trên 1%.
Xanh đầu phiên
Ngày hôm qua thị trường Mỹ đã có một phiên giảm mạnh, chỉ số Nasdaq Composite giảm 1.78% còn 11,855.83 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 1.38% còn 4,090.41 điểm, chỉ số Dow Jones giảm 1.26% còn 33,696.85 điểm.
9h36, các thị trường trọng điểm châu Á ngoại trừ Thái Lan và Indonesia tăng, các thị trường khác theo hướng giảm nhẹ, cụ thể SET tăng 0.66%, IDX Composite tăng 0.25%, KOSPI giảm 0.72%, Taiwan Weighted giảm 0.73%, Nikkei 225 giảm 0.64%, SZSE Component giảm 0.63%, S&P/ASX200 giảm 0.75%. Hang Seng giảm 0.41%, ShangHai tăng 0.19%.
Chỉ số phái sinh VN30F2303 mở phiên ATO giảm 3.5 điểm từ 1,054 điểm còn 1,051điểm. Vào 9h41, VN30F2303 khớp ở mức 1,051.4 điểm.
VN-Index đang tăng 3.08 điểm (0.29%) lên 1,061.37 điểm. VN30 tăng 0.6 điểm (0.06%) lên 1,055.86 điểm. HNX-Index tăng 0.26 điểm (0.12%) lên 211.1 điểm, UPCoM giảm 0.48 điểm (0.6%) còn 79.18 điểm. Trên sàn HOSE tỷ lệ số cổ phiếu tăng giá/số cổ phiếu giảm giá là 209 (4 cổ phiếu trần)/93 (4 cổ phiếu sàn).
Rổ VN30 đang có 15 cổ phiếu tăng giá, 14 cổ phiếu giảm giá. Ba cổ phiếu tăng giá mạnh nhất trong rổ là NVL, STB, PDR với mức tăng lần lượt là 4.8%, 3.6%, 2.3 %.
Ba cổ phiếu giảm mạnh nhất là TCB, SAB, VIC với mức giảm lần lượt 0.7%, 0.8%, 1.3%.
Trần Vương
FILI
|