Nhịp đập Thị trường 07/02: Giảm trên diện rộng, VN-Index mất hơn 23 điểm
Kết phiên giao dịch VN-Index bất ngờ giảm sâu 23.45 điểm (2.15%) còn 1,065 điểm. HNX-Index giảm 4.47% (2.08%) còn 210 điểm. UPCoM giảm 0.42 điểm (0.55%). 12,167 tỷ đã được rót vào HOSE, không cứu được thị trường. Một đợt sụt giảm diện rộng diễn ra khi trên HOSE chỉ có 77 cổ phiếu tăng giá trên HOSE (6 cổ phiếu trần) /trong khi có tới 342 cổ phiếu giảm giá (12 sàn)
VCB tác động xấu nhất tới VN-Index khi làm VN-Index giảm 4.61 điểm, gần bằng 3 cổ phiếu phía sau cộng lại (HPG (1.93 điểm), BID (1.5 điểm), VHM (1.24 điểm). Phía tăng giá 10 cổ phiếu tăng giá chỉ giúp VN-Index tăng 0.95 điểm.
Nhà đầu tư nước ngoài bán ròng nhẹ 2.52 tỷ trên thị trường khớp lệnh HOSE.
14h: VN-Index lao dốc
Mặc dù có tới 4,000 tỷ rót vào VN-Index chỉ trong 1 giờ giao dịch đầu phiên chiều, thị trường vẫn giảm sâu. VN-Index đang giảm 14 điểm, HNX-Index giảm 2.4 điểm.
Các ngành trọng điểm chỉ còn chế biến thủy sản dương 0.94%, với ANV tăng tới 5.41%, ACL tăng 2.61%, IDI 2.89%. VHC lại đang giảm 0.44%.
Vật liệu xây dựng vẫn giảm cao nhất thị trường, giảm tới 3.84%, HPG giảm rất sâu 4.02%, HSG giảm 4.81%, NKG giảm 4.26%, BCC giảm 1.92%... Hôm nay khối ngoại bán ròng HPG trở lại. Họ đang bán ròng 3 triệu cổ phiếu HPG trên sàn HOSE sau chuỗi thời gian mua ròng rất mạnh. Trên sàn này nhà đầu tư nước ngoài cũng đang bán ròng nhẹ 19 tỷ. Nhà đầu tư chú ý theo dõi kỹ dòng tiền này, nếu xuất hiện lực quay đầu bán ròng của nhà đầu tư nước ngoài. Rất nguy hiểm.
Tiền bắt đáy vẫn xuất hiện, thị trường xoay đầu giảm sâu, dòng tiền có đủ giải cứu thị trường hôm nay hay không. Nếu thất bại, có lẽ một đợt quay đầu giảm giá đang diễn ra thật rồi.
Phiên sáng: Dòng tiền suy yếu
Kết phiên sáng VN-Index giảm 6.57 điểm (0.6%) dừng ở mức 1,082 điểm. Chỉ có 4,200 tỷ rót vào HOSE. Có thể thấy dòng tiền đang rời thị trường. Tết hết rồi.
Hôm qua thị trường đã có pha bứt phá ngoạn mục nhờ vào cổ phiếu ngân hàng thì hôm nay cổ phiếu ngân hàng không còn là trụ chính của thị trường đang giảm tới 0.48%. Tuy nhiên trong VN30 có 8 cổ phiếu tăng giá thì 4 trong số đó là cổ phiếu ngân hàng, STB (1.2%), TPB (1.2%), MBB (0.3%), CTG (0.2%).
Mảng sản xuất các sản phẩm từ gỗ, ACG đang tăng 1.31 % trong khi, BKG giảm 1.03%, PTB giảm 0.33%, và TLD giảm 0.3%.
10h30: Cổ phiếu bất động sản vẫn rớt sâu
Sau phiên họp khẩn “tiền giải cứu” bất động sản do ngân hàng Nhà nước chủ trì, hôm nay ngành bất động sản đang đỏ tới 1.4%. Thị trường chứng khoán nó có sự tinh tế vi diệu là thế.
Có thể nhìn bảng điện hôm nay để ước lượng tính khả thi, triển khai nhanh chóng của cuộc họp hôm qua. Hàng loạt cổ phiếu bất động sản giảm sâu, API (-2.06%), DXG (-1.48%), KBC (-2.06%), KSF (-2.04%), LGL (-1.62%), NVL (-1.3), VIC (2.5%), VHM (-1.88%), VRE (-1.69%).
Đi kèm bất động sản, ngành xây dựng còn rớt sâu hơn 1.56%. Chủ yếu do HPG đang giảm 1.89%, HSG (2.75%), BTS (4.11%)… Một số cổ phiếu tỷ trọng nhỏ nhưng rớt mạnh cũng tác động tới chỉ số ngành, CVT (6.21%), DTC (5.56%), GMH (3.81%), GMX (7.66%)…
Giằng co đầu phiên
Ngày hôm qua thị trường Mỹ đã có một phiên giảm, kết thúc phiên giao dịch, chỉ số Nasdaq Composite giảm 1% còn 11,887.45 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 0.61% còn 4,111.08 điểm, còn chỉ số Dow Jones giảm 0.1% còn 33,891 điểm.
9h28 các thị trường trọng điểm châu Á đều xanh nhẹ Nikkei 225 đang tăng 0.18%, KOSPI tăng 0.62%, IDX Composite tăng 0.55%, Taiwan Weighted tăng 0.13%, SZSE Component tăng 0.17%, Hang Seng giảm 1.11%, Shanghai giảm 0.24%, S&P/ASX200 tăng 0.03%.
Chỉ số phái sinh VN30F2302 mở phiên ATO tăng 0.5 điểm từ 1,090.6 điểm lên 1,191.1 điểm. Vào 9h30, VN30F2302 khớp ở mức 1,088.3 điểm.
VN-Index đang giảm nhẹ 2.65 điểm (0.24%) còn 1,086.64 điểm. VN30 giảm 4.12 điểm (0.38%) còn 1,090.25 điểm. HNX-Index tăng 0.29 điểm (0.14%) lên 214.76 điểm, UPCoM tăng 0.06 điểm (0.08%) lên 76.02 điểm. Trên sàn HOSE tỷ lệ số cổ phiếu tăng giá/số cổ phiếu giảm giá 170 (2 cổ phiếu trần)/101 (1 cổ phiếu sàn).
Rổ VN30 đang có 10 cổ phiếu tăng giá, 16 cổ phiếu giảm giá. Ba cổ phiếu tăng giá mạnh nhất trong rổ là PLX, GAS, FPT với mức tăng lần lượt là 2.6%, 1.4%, 1%.
Ba cổ phiếu giảm mạnh nhất là VJC, VRE, MWG với mức giảm lần lượt 1.3%, 1.9%, 2%. Trong đó Công ty cổ phần Hàng không Vietjet vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 4/2022 với doanh thu thuần 11,807 tỷ đồng gấp 4.2 lần cùng kỳ 2021. Tuy nhiên, giá vốn lên tới 15,650 tỷ đồng khiến Vietjet lỗ gộp 3,834 tỷ đồng.
Doanh thu tài chính và chi phí tài chính lần lượt là 2,064 tỷ và 1,353 tỷ, đều cao gấp nhiều lần cùng kỳ 2021. Lỗ thuần từ hoạt động kinh doanh là 3,746 tỷ đồng, trong khi quý IV năm trước đó chỉ lỗ 82 tỷ đồng.
Nhờ có khoản lợi nhuận khác hơn 1,618 tỷ đồng, mà Vietjet Air chỉ còn lỗ sau thuế 2,358 tỷ đồng.
Trần Vương
FILI
|