Chủ Nhật, 05/02/2023 20:23

Ngân hàng Nhà nước sẽ họp khẩn về tín dụng bất động sản

Ngân hàng Nhà nước sẽ tổ chức cuộc họp với một số tổ chức tín dụng để nghe báo cáo về tình hình cho vay bất động sản.

Theo nguồn tin của Báo Người Lao Động, dự kiến ngày 6-2, Ngân hàng Nhà nước sẽ tổ chức cuộc họp nghe báo cáo về tình hình vốn cho thị trường bất động sản. Cuộc họp có sự tham dự của lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước, lãnh đạo các Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, Vụ Chính sách tiền tệ, Cơ quan thanh tra giám sát ngân hàng và Tổng giám đốc các tổ chức tín dụng….

Cuộc họp nhằm ghi nhận ý kiến của các đơn vị liên quan để Ngân hàng Nhà nước chuẩn bị cho Hội nghị trực tuyến về công tác tổ chức tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản.

Ngân hàng Nhà nước sẽ họp khẩn về tín dụng bất động sản - Ảnh 1.

Cảnh đìu hiu ở một khu dân cư tại TP Thủ Đức, trước đây, thời điểm sôi động của thị trường bất động sản, nhân viên môi giới tấp nập 2 bên đường giới thiệu, rao bán đất nền cho khách.

Trước đó, tại phiên họp Chính phủ thường kỳ với các địa phương tháng 1-2023, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã yêu cầu các bộ, ngành, địa phương liên quan phải xác định khó khăn của thị trường bất động sản là nút thắt cần sớm giải quyết để tháo gỡ khó khăn cho nhiều lĩnh vực khác, như trái phiếu doanh nghiệp.

Thủ tướng "chốt" trong tháng 2 phải tổ chức cuộc họp về tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản; khẩn trương hoàn thiện, ban hành nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 65 về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ…

Như Báo Người Lao Động đã phản ánh, trong bối cảnh thị trường bất động sản gặp khó khăn, doanh nghiệp khó tiếp cận nguồn vốn tín dụng, khó phát hành trái phiếu và huy động vốn từ khách hàng dẫn đến nhiều doanh nghiệp thiếu vốn, phải giãn tiến độ hoặc tạm dừng triển khai thực hiện dự án.

Thống kê chưa đầy đủ từ báo cáo tài chính năm của các công ty bất động sản niêm yết trên sàn chứng khoán, tính đến cuối năm 2022, giá trị hàng tồn kho là quỹ đất và các dự án xây dựng dở dang lên tới hàng trăm ngàn tỉ đồng, tăng rất mạnh so với trước đó. Điều này có nghĩa số vốn rất lớn đang nằm trong đất nhưng doanh nghiệp lại không xoay được tiền để triển khai tiếp.

Thái Phương. Ảnh: Lam Giang

Người lao động

Các tin tức khác

>   Tăng thu dịch vụ, SHB lãi trước thuế 9,659 tỷ đồng trong năm 2022 (04/02/2023)

>   Eximbank sắp chia cổ tức sau 10 năm  (03/02/2023)

>   MSB lãi trước thuế 5,787 tỷ đồng trong năm 2022, tăng 14% (04/02/2023)

>   PG Bank: Lãi trước thuế 2022 gần 506 tỷ đồng, vượt 18% kế hoạch (03/02/2023)

>   Bội thu từ chứng khoán, SeABank báo lãi trước thuế 2022 tăng 55% (03/02/2023)

>   Truy nã cựu giám đốc gây thiệt hại hơn 75 tỉ tại Agribank An Sương (03/02/2023)

>   Cấp thiết giảm lãi vay cho doanh nghiệp (03/02/2023)

>   Kịch bản lãi suất giảm dần liệu có khả thi? (03/02/2023)

>   Lãi trước thuế 2022 của VietBank đi ngang (03/02/2023)

>   VietABank: Nguồn thu chính 2022 sụt giảm, nợ có khả năng mất vốn chiếm 95% nợ xấu (02/02/2023)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật