Thứ Hai, 06/02/2023 14:00

NAF muốn chi 309 tỷ đồng để sở hữu 99.9% Thực phẩm Nghệ An

Sau hơn 2 năm đình trệ, CTCP Nafoods Group (HOSE: NAF) cuối cùng đã chốt phương án để sở hữu 99.9% vốn của CTCP Thực phẩm Nghệ An.

Ảnh minh họa

Cụ thể, NAF đang là cổ đông lớn của Thực phẩm Nghệ An với tỷ lệ 5%. Tuy nhiên, theo thỏa thuận đầu tư giữa International Finance Corporation (IFC) và NAF ký ngày 27/06/2019, NAF cần tăng tỷ lệ sở hữu tại công ty liên kết để thực hiện việc chi phối và kiểm soát, trong đó có CTCP Thực phẩm Nghệ An. Thời hạn IFC đưa ra là chậm nhất ngày 31/12/2020, NAF phải nâng tỷ lệ sở hữu tại CTCP Thực phẩm Nghệ An (Naprod) lên 99.9%.

Tuy nhiên, đến ngày 20/12/2022, Tổng Giám đốc NAF mới trình HĐQT phương án tăng tỷ lệ tại Naprod bằng cách mua lại cổ phần của các cổ đông hiện hữu. Nhưng tại buổi làm việc ngày 16/01/2023, IFC lại không đồng ý phương án này. Sau đó, 2 bên đi đến kết luận sẽ tăng tỷ lệ sở hữu thông qua phương án mua lại tài sản của Naprod.

Cụ thể, việc mua lại toàn bộ tài sản của Naprod sẽ bao gồm tài sản vô hình và hữu hình (100% giá trị doanh nghiệp). Theo kết quả định giá, NAF đề xuất mua với giá 309 tỷ đồng, trong đó giá trị tài sản hữu hình là 16.5 tỷ đồng và giá trị tài sản vô hình 292.6 tỷ đồng. Bên cạnh đó, NAF sẽ tiếp nhận toàn bộ đội ngũ quản lý vận hành, công nhân lao động nhiều kinh nghiệm, quy trình sản xuất và kiến thức của doanh nghiệp tại thời điểm chuyển giao tài sản.

Thời gian thực hiện chậm nhất là ngày 28/02/2023.

Kết quả định giá Naprod của NAF
Kết quả định giá Naprod của công ty định giá
Nguồn: NAF

Về Naprod, Công ty hiện có trụ sở chính tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An, với vốn điều lệ 62 tỷ đồng. Lĩnh vực hoạt động chính của Công ty là chế biến và bảo quản rau quả. Số lượng lao động tính đến ngày 31/12/2022 là 113 người.

 

NAF cho biết, Naprod là một nhà máy trọng yếu trong hệ sinh thái của NAF, mặc dù có các lợi thế về khách hàng, vùng nguyên liệu, công nghệ sản xuất, nguồn lao động... nhưng Naprod đã và đang gặp nhiều khó khăn trong việc huy động nguồn vốn sản xuất kinh doanh do vậy kết quả trong những năm qua chưa phản ánh đúng bản chất và năng lực hoạt động sản xuất kinh doanh của Naprod. Dự kiến kể từ năm 2023, sau khi mua lại tài sản của Naprod, NAF sẽ cấu trúc lại hoạt động sản xuất kinh doanh của Naprod để Naprod có đóng góp hiệu quả hơn cho hệ sinh thái của NFG.

 

Kết quả kinh doanh của Naprod những năm gần đây
Nguồn: NAF

Liên quan đến ảnh hưởng của thương vụ đối với BCTC của NAF, Công ty cho biết thương vụ sẽ làm tăng tài sản cố định và vô hình; tăng chi phí khấu hao; không hợp nhất nợ vay. Đối với BCTC riêng, NAF sẽ không trích lập dự phòng đầu tư do khoản lỗ lũy kế của Naprod.

Hà Lễ

FILI

Các tin tức khác

>   VCH: Cập nhật, đính chính tài liệu đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2023 (31/01/2023)

>   VCH: Công bố thông tin Biên bản, Nghị quyết và tài liệu họp đại hội đồng cổ đông bất thường 2023 (31/01/2023)

>   TNG đạt doanh thu tháng 1 gần 400 tỷ đồng, xuất khẩu chiếm tới 99% (06/02/2023)

>   Ricons báo lãi 2022 tăng 13%, tiền mặt gấp gần 3 lần đầu năm (06/02/2023)

>   TMS: BCTC Quý 01.2021 (23/09/2021)

>   TEG: BCTC Quý 02.2021 (30/08/2021)

>   HWS: Giải trình liên quan đến Báo cáo tài chính Quý 4/ 2022 (05/02/2023)

>   DXL: Thay đổi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh (05/02/2023)

>   BGW: Nghị quyết Hội đồng quản trị (05/02/2023)

>   DMN: Nghị quyết Hội đồng quản trị (05/02/2023)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật