Thứ Năm, 16/02/2023 08:36

Doanh nghiệp bất động sản nên cơ cấu lại, tránh 'chết chùm'

Nhìn nhận rõ những khó khăn của thị trường bất động sản (BĐS) năm 2022 đến nay, Bộ Xây dựng và các chuyên gia đều đang đưa ra những giải pháp xử lý, hỗ trợ thị trường phát triển lành mạnh. Hiện tại, cả thị trường và doanh nghiệp đều đang đứng trước cuộc thanh lọc lớn.

Bộ Xây dựng đưa nhóm giải pháp

Trước thềm hội nghị trực tuyến toàn quốc thúc đẩy thị trường BĐS phát triển lành mạnh do Chính phủ chủ trì dự kiến diễn ra sáng 17/2, Bộ Xây dựng vừa có báo cáo chi tiết toàn cảnh về các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho thị trường BĐS.

Bộ Xây dựng nhấn mạnh bức tranh, năm 2022, hoạt động của các doanh nghiệp BĐS gặp rất nhiều khó khăn do khó tiếp cận được nguồn vốn tín dụng. Trong khi đó, lãi suất, tỷ giá ngoại tệ, giá nguyên vật liệu đầu vào tăng mạnh, doanh nghiệp không bán được sản phẩm. Nhiều tập đoàn, công ty BĐS phải thu hẹp quy mô đầu tư sản xuất kinh doanh, tinh giản tối đa bộ máy, giảm lao động, dừng các hoạt động đầu tư, thi công xây dựng dự án. Khó khăn của thị trường BĐS đã kéo theo khó khăn của nhiều ngành nghề kinh tế, ảnh hưởng đến an sinh xã hội.

Nguyên nhân chính nhất dẫn đến vướng mắc quy định về pháp luật về đất đai; khó khăn định giá đất, tính tiền sử dụng đất, giao đất, đấu giá quyền sử dụng đất...Trước thực trạng trên, Bộ Xây dựng đề xuất, kiến nghị nhóm giải pháp tương ứng tháo gỡ khó khăn để thị trường BĐS phát triển bền vững.

Theo Bộ Xây dựng, Chính phủ cần tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện thể chế, xây dựng hệ thống pháp luật liên quan đến đầu tư xây dựng, kinh doanh nhà ở, BĐS, đảm bảo đồng bộ, khả thi. Trong đó tập trung nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các nghị định hướng dẫn đầu tư; Luật Đất đai, Luật Thuế, Luật Chứng khoán. Thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội. Theo đó, Bộ Xây dựng đề xuất Quốc hội, Chính phủ dành gói tín dụng khoảng 110.000 tỷ đồng cấp cho các ngân hàng thương mại để cho vay phát triển các dự án nhà ở xã hội. Với nhà ở thương mại, cần dành gói 30.000 tỷ đồng cho công nhân vay ưu đãi giống gói đã được thực hiện rất tốt trong giai đoạn 2013-2016.

Doanh nghiệp BĐS loay hoay chờ giải cứu (Ảnh: Như Ý).

Bộ Xây dựng đề xuất Ngân hàng Nhà nước nới “room tín dụng” phù hợp để hỗ trợ cho nền kinh tế trong năm 2023 và các năm tiếp theo, đồng thời tạo điều kiện cho doanh nghiệp, người mua nhà, nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư được tiếp cận nguồn vốn tín dụng có những giải pháp kịp thời để đảm bảo tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả, bền vững. Nguồn vốn tín dụng cần tập trung cho các dự án, phương án vay vốn khả thi, khách hàng có nỗ lực tài chính, khả năng trả nợ đầy đủ và đúng hạn.

Bộ Xây dựng cũng bày tỏ mong muốn các cấp ngành cần nâng cao tinh thần trách nhiệm của người đứng đầu, của cán bộ công chức, khắc phục tâm lý sợ sai, sợ trách nhiệm. Khẩn trương rà soát, lập danh sách các dự án nhà ở, bất động sản đã được chấp thuận chủ trương đầu tư nhưng chưa triển khai hoặc chậm triển khai để tập trung tháo gỡ khó vướng mắc khẩn cấp.

Doanh nghiệp tự “cơ cấu” lại

Trao đổi với chúng tôi, Chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh cho rằng: thị trường BĐS vừa rồi phát triển khá nóng, thậm chí đã xuất hiện “bong bóng”. Các cơ sở pháp lý chưa hoàn thiện, mất cân đối cung cầu. Theo ông Ánh, hiện nay, doanh nghiệp đa phần “kêu” về tăng trưởng tín dụng, giãn nợ, hay giãn nợ trái phiếu... “Đây chỉ là giải pháp giải quyết phần ngọn chứ không phải giải quyết được phần gốc của thị trường. Nếu giải quyết như vậy sẽ tiếp tục làm cho thị trường BĐS phát triển một cách méo mó và nó không đạt được mục tiêu phát triển thị trường lành mạnh và bền vững”.

Ông Ánh cho biết thêm, hiện nay, Tổ công tác của Chính phủ lập ra để “giải cứu” thị trường bất động sản mới chỉ dừng lại ở việc phát hiện ra vấn đề ở đâu mà chưa có giải pháp gì cụ thể. Ông Ánh cho rằng, doanh nghiệp BĐS phải tái cơ cấu lại. Thị trường bất động sản chỉ nổi lên ở khoảng hơn 10 địa phương. Vì thế, chính quyền địa phương và Bộ Xây dựng phải vào cuộc tái cơ cấu thị trường; đưa ra phương án để doanh nghiệp phải bán bớt dự án và giảm giá bán.

Còn TS. Đinh Thế Hiển chia sẻ, giải pháp “sống còn” với cả thị trường hay từng doanh nghiệp BĐS trong giai đoạn suy thoái là tái cấu trúc hoạt động kinh doanh, có thể chọn cách “hy sinh” dự án, lĩnh vực không phải cốt lõi để giảm nợ vay, chỉ tập trung một vài dự án chủ lực để phát triển.

Bà Đỗ Thu Hằng, Giám đốc Bộ phận Tư vấn và Nghiên cứu Savills Hà Nội đưa ra giải pháp như chủ đầu tư có thể cân nhắc các cơ hội hợp tác đầu tư với những doanh nghiệp có nguồn lực tài chính cả trong và ngoài nước .

Theo bà Hằng, các kênh huy động vốn hiện nay đối với chủ đầu tư đang rất thách thức, khi mà việc tiếp cận tín dụng khó khăn, lãi suất cao. Ngoài cách thức truyền thống như huy động từ các kênh sử dụng đòn bẩy tài chính thì các chủ đầu tư cần linh hoạt hơn trong chính sách bán hàng để không phụ thuộc quá nhiều vào kênh bên ngoài.

Ngọc Mai

Tiền phong

Các tin tức khác

>   Hỗ trợ nhu cầu nhà ở xã hội hay 'giải cứu' thị trường bất động sản? (16/02/2023)

>   Chuyên gia kinh tế: Thị trường bất động sản đang đứng trước cuộc thanh lọc lớn (15/02/2023)

>   Bơm thêm tiền cho bất động sản như bơm quả bóng đã căng? (15/02/2023)

>   Kiến nghị hỗ trợ lãi suất cho người mua căn nhà đầu tiên trong 10-20 năm (15/02/2023)

>   Thành phố Hồ Chí Minh: Thị trường văn phòng dự báo trầm lắng (15/02/2023)

>   'Phá băng' bất động sản: Mấu chốt không phải là tiền! (15/02/2023)

>   Giá đất nền phía Nam giảm mạnh (15/02/2023)

>   Đề xuất gói tín dụng 110.000 tỷ đồng cho nhà xã hội (14/02/2023)

>   Hội nghị gỡ khó cho thị trường bất động sản dời lịch tổ chức (14/02/2023)

>   Tín dụng bất động sản: Cứu hay không cứu? (14/02/2023)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật