Thứ Sáu, 03/02/2023 11:29

Cushman & Wakefield: TPHCM có giá đất phải chăng nhất để phát triển trung tâm dữ liệu

Báo cáo thường niên lần thứ 4 từ Cushman & Wakefield về việc xếp hạng các thị trường trung tâm dữ liệu trọng điểm trên toàn thế giới cho thấy TPHCM có tiềm năng trở thành trung tâm dữ liệu toàn cầu trong tương lai. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn tồn tại những hạn chế và thách thức.

Bảng xếp hạng được đánh giá theo 13 tiêu chí bao gồm quy mô thị trường, kết nối cáp quang, chi phí điện năng và rủi ro môi trường, nhằm xác định năng lực cạnh tranh của các thị trường trung tâm dữ liệu trên thế giới. Trong đó, chỉ có duy nhất TPHCM là một trong những thị trường lớn nhất châu Á Thái Bình Dương nằm trong nhóm 10 toàn cầu các thị trường có giá đất phải chăng cho trung tâm dữ liệu.

Theo đánh giá từ bà Trang Bùi, Tổng giám đốc Cushman & Wakefield Việt Nam, cơ sở hạ tầng dữ liệu và kỹ thuật số của Việt Nam còn phân tán và kém phát triển so với quy mô dân số của thị trường và nhu cầu sử dụng dịch vụ internet. Dù vậy, đây chính là cơ hội cho các nhà đầu tư tham gia và xây dựng trung tâm dữ liệu từ sớm.

Cũng theo Cushman & Wakefield Việt Nam, phần lớn nhà phát triển nước ngoài đến với Việt Nam sẽ mong muốn thông qua việc kí kết hợp tác với các nhà phát triển nội địa.

Mặt khác, Việt Nam có tỷ lệ dân số đã sử dụng internet lên đến hơn 70%, đây được xem là một trong những động lực cho Việt Nam phát triển trung tâm dữ liệu trong tương lai.

Theo nhận định của Cushman & Wakefield, các trung tâm dữ liệu này sẽ được ưu tiên đặt các trụ sở tại khu vực phía nam TPHCM, đặc biệt là các nhà cung cấp nền tảng dịch vụ đám mây. Tại đây có lợi thế về việc đảm bảo nguồn điện và độ trễ dữ liệu.

Tuy nhiên, TPHCM sẽ phải đối diện với những thách thức trong hiện tại và tương lai do giá đất tăng nhanh, quỹ đất ngày càng khan hiếm, nguồn cung cấp điện hiện tại hoặc tương lai vẫn còn hạn chế. Điều này đang thúc đẩy các dự án phát triển trung tâm dữ liệu đến các tỉnh lân cận như Bình Dương hoặc Đồng Nai.

Ngoài ra, Cushman & Wakefield cũng đánh giá tốc độ cạnh tranh giữa trung tâm dữ liệu và các loại tài sản khác đã trở nên gay cấn trong năm vừa qua. Nhưng xu hướng đang có sự chuyển dịch sang trung tâm dữ liệu, đặc biệt từ những trung tâm hậu cần hay những hộ gia đình có khu đất phát triển tương đối lớn.

So với các loại bất động sản khác, trung tâm dữ liệu có lợi thế do các yêu cầu về địa điểm ít khắt khe hơn và khi vận hành cũng không làm thay đổi tình hình giao thông tại đó, một vấn đề mà địa phương rất quan tâm. Tuy nhiên, các trung tâm dữ liệu yêu cầu mức tiêu thụ điện năng khá lớn và liên tục nhằm hạn chế tối đa độ trễ trong quá trình truyền dữ liệu.

Một số hệ sinh thái dữ liệu điển hình tại Việt Nam
Nguồn: Cushman & Wakefield

Kha Nguyễn

FILI

Các tin tức khác

>   Chuyên gia: Đầu năm 2023 là thời điểm tốt để mua nhà (03/02/2023)

>   Nhiều trái phiếu BĐS phát hành năm 2022 không có bảo đảm (02/02/2023)

>   Doanh nghiệp bất động sản: Khó chồng khó (02/02/2023)

>   Bất ngờ với tỉ lệ doanh nghiệp địa ốc phá sản (01/02/2023)

>   Dư nợ tín dụng bất động sản 2022 khoảng 800 ngàn tỷ (31/01/2023)

>   Sắp xếp vốn cho bất động sản (31/01/2023)

>   Giá thuê mặt bằng TTTM ở TP.HCM có thể tăng đột biến (31/01/2023)

>   Đầu tư bất động sản nào ít rủi ro, hiệu quả năm Quý Mão? (30/01/2023)

>   Giá căn hộ dưới 25 triệu đồng/m2 rất ít, có dự án giá hơn 200 triệu đồng/m2 (30/01/2023)

>   Thị trường BĐS Hà Nội khan hiếm nguồn cung, nhà đất giá cao không có giao dịch (28/01/2023)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật