Thứ Năm, 26/01/2023 10:19

VND lỗ ròng gần 14 tỷ đồng quý 4/2022

CTCP Chứng khoán VNDirect (HOSE: VND) có quý lỗ ròng gần 14 tỷ đồng do lỗ từ tài sản tài chính ghi nhận qua lãi/lỗ (FVTPL) và chi phí tài chính tăng vọt.

Kết quả kinh doanh quý 4 và cả năm 2022 của VND

Theo báo cáo tài chính riêng quý 4/2022, VND ghi nhận doanh thu hoạt động trong quý hơn 1.9 ngàn tỷ đồng, nhích nhẹ 1% so với cùng kỳ. Kết quả này là nhờ lãi từ các tài sản tài chính FVTPL tăng 53% lên 1.2 ngàn tỷ đồng và doanh thu lưu ký chứng khoán gấp gần 10 lần cùng kỳ, đạt 53.3 tỷ đồng.

Mức tăng này đã bù đắp cho đà sụt giảm ở các mảng quan trọng như cho vay và môi giới. Trong quý cuối năm, lãi từ các khoản cho vay và phải thu của VND giảm 23% xuống còn 335.4 tỷ đồng; doanh thu môi giới chứng khoán chỉ ở mức 206.5 tỷ đồng, giảm 62%.

Trong khi đó, chi phí hoạt động lại tăng mạnh 90% so với cùng kỳ lên 1.45 ngàn tỷ đồng do lỗ tài sản tài chính FVTPL gấp gần 3.5 lần cùng kỳ, chiếm tới 1.1 ngàn tỷ đồng.

Chi phí tài chính tăng mạnh 153% lên 424.2 tỷ đồng cũng góp phần trở thành nguyên nhân nguyên nhân khiến lợi nhuận quý 4 của VND sụt giảm mạnh. Lợi nhuận trước thuế quý này đạt 8.5 tỷ đồng, giảm 99%. Sau thuế, Công ty lỗ ròng gần 14 tỷ đồng (cùng kỳ lãi 724.6 tỷ đồng).

Cả năm 2022, VND báo lãi ròng 1.36 ngàn tỷ đồng, giảm 37% so với năm trước. Theo kế hoạch được ĐHĐCĐ thông qua, Công ty đặt mục tiêu lãi sau thuế gần 2.4 tỷ đồng trong kịch bản kém khả quan nhất. So với mức này, VND chỉ mới thực hiện được gần 60% kế hoạch.

Năm 2022, VND tăng vốn mạnh từ 4.3 ngàn tỷ đồng lên gần 12.2 ngàn tỷ đồng. Tuy vậy, tổng tài sản của Công ty tại thời điểm cuối năm lại không tăng mạnh tương ứng khi chỉ tăng 5% lên gần 38.8 ngàn tỷ đồng.

Nhờ nguồn vốn huy động mới, Công ty đã giảm tỷ trọng nợ phải trả 10% xuống còn 23.4 ngàn tỷ đồng. Đi vào cụ thể, các khoản vay ngắn hạn của Công ty giảm 5% còn 19.3 ngàn tỷ đồng. Các khoản phải trả hoạt động giao dịch chứng khoán và các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác giảm gần 47% còn 2.6 ngàn tỷ đồng.

Xét cơ cấu tài sản, danh mục tài sản FVTPL tại thời điểm 31/12/2022 ghi nhận giá trị gần 19 ngàn tỷ đồng, tăng 54% so với đầu năm. Trái phiếu doanh nghiệp và chứng chỉ tiền gửi là 2 khoản mục chiếm tỷ trọng lớn nhất với giá trị lần lượt là 7.95 ngàn tỷ đồng và 7.3 ngàn tỷ đồng, gấp 4.6 lần và tăng 25% so với đầu năm.

Thuyết minh danh mục tài sản FVTPL của VND
Nguồn: BCTC riêng quý 4/2022 của VND

Danh mục cổ phiếu và chứng khoán (niêm yết và chưa niêm yết) giảm hơn 24% còn 928.3 tỷ đồng.

Ngược lại, dư nợ cho vay của Công ty giảm hơn 40%, chỉ còn ở mức 9 ngàn tỷ đồng.

Chí Kiên

FILI

Các tin tức khác

>   Lỗ thêm gần 19 tỷ đồng năm 2022, HOT đối mặt với án hủy niêm yết (26/01/2023)

>   HAR: BCTC Quý 04.2021 (27/01/2022)

>   GTA: BCTC Quý 01.2020 (15/04/2020)

>   GTA: BCTC Quý 03.2020 (14/10/2020)

>   GSP: BCTC Quý 04.2019 (20/01/2020)

>   Tăng thu ngoài lãi, TPBank báo lãi trước thuế 2022 hơn 7,800 tỷ đồng (26/01/2023)

>   HLC: Kế hoạch tổ chức họp đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2023 (18/01/2023)

>   ITC: BCTC Quý 02.2021 (15/10/2021)

>   ITC: BCTC Quý 03.2021 (01/11/2021)

>   ITC: BCTC Quý 03.2021 (01/11/2021)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật