Thứ Tư, 25/01/2023 14:40

Trung Quốc sắp nhận tin xấu từ Nhật Bản và Hà Lan

Washington không chỉ hạn chế xuất khẩu máy móc do Mỹ sản xuất mà còn cấm công dân Mỹ làm việc với các nhà sản xuất chip Trung Quốc. Các biện pháp của The Hague và Tokyo không cứng rắn như vậy.

Bloomberg ngày 23-1 dẫn các nguồn thạo tin cho biết Nhật Bản và Hà Lan chuẩn bị cùng với Mỹ hạn chế xuất khẩu công nghệ chip sang Trung Quốc, đồng thời ngăn Bắc Kinh đẩy mạnh phát triển lĩnh vực sản xuất chip.

Theo các nguồn thạo tin trên, Nhật Bản và Hà Lan dự kiến thống nhất và hoàn tất biện pháp kiểm soát xuất khẩu chip ngay sau cuối tháng 1 năm nay. Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida và Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte đã thảo luận về kế hoạch vừa nêu với Tổng thống Mỹ Joe Biden tại Nhà Trắng vào đầu tháng này.

"Tôi khá tự tin rằng chúng ta sẽ đạt được điều đó" - ông Rutte trả lời phỏng vấn Bloomberg bên lề Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) ở Davos - Thụy Sĩ.

Nhật Bản và Hà Lan dự kiến cùng Mỹ áp đặt các hạn chế đối với lĩnh vực chip của Trung Quốc. Ảnh: Bloomberg

Washington không chỉ hạn chế xuất khẩu máy móc do Mỹ sản xuất mà còn cấm công dân Mỹ làm việc với các nhà sản xuất chip Trung Quốc. Các biện pháp của The Hague và Tokyo không cứng rắn như vậy.

Nhật Bản và Hà Lan là nơi đặt các nhà cung cấp thiết bị sản xuất chất bán dẫn chính. Hà Lan có Công ty ASML Holding kiểm soát thị trường công nghệ quang khắc, một trong những bước quan trọng nhất trong sản xuất linh kiện điện tử. Trong khi đó, Mỹ là nơi đặt các nhà sản xuất thiết bị chip lớn nhất.

Các nhà phân tích cho biết nếu không tiếp cận được sản phẩm của những công ty Mỹ như Applied Materials, Lam Research hay KLA, các công ty Trung Quốc sẽ gần như không thể xây dựng dây chuyền sản xuất có khả năng sản xuất chip tiên tiến.

Cuối tuần trước, kiến trúc sư chính trong nỗ lực thúc đẩy ngành công nghiệp bán dẫn của Nhật Bản, ông Akira Amari, tuyên bố Tokyo phải cùng Washington ngăn chặn tham vọng chip của Trung Quốc.

"Mặc dù vậy, bất kỳ biện pháp trừng phạt nào cũng cần được chỉnh sửa cẩn thận để tránh gây rủi ro cho sự ổn định kinh tế toàn cầu" - ông Amari nói với Bloomberg.

Trong khi đó, người phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ không bình luận khi được liên lạc.

Ông Akira Amari trả lời phỏng vấn ngày 20-1. Ảnh: Bloomberg

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân ngày 20-1 cáo buộc Mỹ "đang tìm cách trục lợi bằng cách gây thiệt hại cho các đồng minh". Ông Uông nhấn mạnh Bắc Kinh sẽ bảo vệ lợi ích của mình.

Mỹ và Trung Quốc đang cạnh tranh gay gắt trong lĩnh vực chất bán dẫn. Trung Quốc tìm cách giảm sự phụ thuộc vào hàng nhập khẩu sau khi Mỹ siết chặt hạn chế trong lĩnh vực chip vào tháng 10 năm ngoái.

Phạm Nghĩa

người lao động

Các tin tức khác

>   Lý do nhân viên Apple thoát 'bão sa thải' (25/01/2023)

>   Bất động sản toàn cầu đối diện vòng xoáy nợ 175 tỷ USD (24/01/2023)

>   Fed có thể chỉ tăng lãi suất 25 điểm cơ bản tháng sau (23/01/2023)

>   Kinh tế thế giới 2023 chờ cú hích từ Trung Quốc mở cửa (22/01/2023)

>   Vợ chồng Tổng thống Hàn chúc mừng Tết Nguyên đán (21/01/2023)

>   New Zealand sắp có tân thủ tướng (21/01/2023)

>   Nhà tài trợ của bầu Đức và chiến lược quốc tế hóa qua bóng đá (20/01/2023)

>   Lạm phát toàn cầu đang hạ nhiệt, năm 2023 sẽ ra sao? (22/01/2023)

>   Moody’s dự báo thay đổi trong chiến lược kinh doanh quốc tế (19/01/2023)

>   Fed: Hoạt động kinh tế Mỹ trầm lắng, giá cả có xu hướng giảm (19/01/2023)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật