Thép Tiến Lên lỗ nặng nhất kể từ quý 4/2019, danh mục chứng khoán lỗ 60%
CTCP Tập đoàn Thép Tiến Lên (HOSE: TLH) vừa ghi nhận quý lỗ đầu tiên trong 3 năm qua, trước tác động kép từ sự đi xuống của ngành thép và gánh nặng nợ vay.
Lãi/lỗ hàng quý của Thép Tiến Lên từ năm 2019 |
|
Quý 4/2022, Thép Tiến Lên lỗ ròng 115 tỷ đồng, dù doanh thu thuần tăng 22% so với cùng kỳ lên 1,662 tỷ đồng. Đây là quý lỗ nặng nhất kể từ quý 4/2019. Nguyên nhân chủ yếu là ngành thép bước sang giai đoạn căng thẳng, với giá thép giảm mạnh so với năm trước.
Ngoài ra, gánh nặng tài chính cũng đè nặng lên kết quả kinh doanh của Thép Tiến Lên. Trong kỳ, doanh thu tài chính giảm 39%, trong khi chi phí tài chính gấp 3 lần cùng kỳ (69 tỷ đồng), chủ yếu do lãi vay tăng mạnh.
Kết quả kinh doanh quý 4/2022 của Thép Tiến Lên
Đvt: Tỷ đồng
Cả năm 2022, Thép Tiến Lên lãi ròng 5 tỷ đồng, giảm 99% so với cùng kỳ, trong khi doanh thu tăng 15% lên 5.3 ngàn tỷ đồng. Kết quả ảm đạm chủ yếu do ngành thép xoay chiều và gánh nặng chi phí tài chính 213 tỷ đồng.
Nắm giữ danh mục cổ phiếu hơn 100 tỷ đồng, nhưng lỗ 63 tỷ
Bên cạnh hoạt động kinh doanh chính, Thép Tiến Lên còn phiêu lưu trên thị trường chứng khoán với danh mục hơn 100 tỷ đồng. Tuy nhiên, đến nay, danh mục vẫn đang âm nặng 60%, tương đương mức lỗ 63 tỷ đồng.
Cuối năm 2022, Thép Tiến Lên đang nắm các cổ phiếu SHB, VIX, IJC với mức lỗ trên giấy tương ứng 58%, 69% và 61%. Ngoài ra, các cổ phiếu khác cũng đang lỗ 55%.
Các khoản đầu tư cổ phiếu của Thép Tiến Lên
Đvt: Tỷ đồng
Nguồn: BCTC Thép Tiến Lên quý 4/2022
|
Trên bảng cân đối, Công ty đang nắm giữ 3.6 ngàn tỷ đồng tài sản ngắn hạn, trong đó gần 3 ngàn tỷ đồng là hàng tồn kho (tăng so với đầu năm). Đây là điều đáng ngại trong bối cảnh ngành thép chưa có dấu hiệu khởi sắc và còn gặp rắc rối từ sự đình trệ của thị trường bất động sản. Tiền và đầu tư tài chính ngắn hạn ở mức gần 200 tỷ đồng.
Bên đối ứng, nợ ngắn hạn ở mức 2.3 ngàn tỷ đồng, trong đó 1.5 ngàn tỷ đồng là vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn.
Vũ Hạo
FILI
|