Thứ Ba, 03/01/2023 09:00

PMI tháng 12 đạt 46.4 điểm, mức độ suy thoái ngành sản xuất tăng lên vào cuối năm 2022

Chỉ số Nhà Quản trị Mua hàng - Purchasing Managers' Index ngành sản xuất Việt Nam của S&P Global đã giảm xuống mức 46.4 điểm trong tháng 12 so với 47.4 của tháng 11, cho thấy chỉ số này lần thứ hai liên tiếp nằm dưới ngưỡng trung tính 50 điểm, phản ánh các điều kiện kinh doanh ngành sản xuất tiếp tục suy giảm. Mức giảm kỳ này là đáng kể nhất kể từ đợt suy thoái liên quan đến đại dịch được ghi nhận trong quý 3 năm 2021.

Trong tháng cuối của năm 2022, ngành sản xuất Việt Nam suy giảm mạnh hơn khi nhu cầu cả ở trong nước và nước ngoài đều giảm. Trước tình hình đó, các công ty đã giảm việc làm và hoạt động mua hàng, trong khi niềm tin kinh doanh vẫn ở mức thấp.

Số lượng đơn đặt hàng mới giảm mạnh trong tháng 12 và đây là lần giảm thứ hai theo tháng và mức giảm là lớn hơn tháng 11. Nguyên nhân được nhắc đến là do tình hình nhu cầu nói chung là yếu, và tình trạng yếu kém được nhắc đến ở một số thị trường xuất khẩu chủ chốt. Những thị trường này bao gồm Trung Quốc Đại lục, Liên minh Châu Âu và Mỹ, và tình trạng cầu yếu kém đã khiến số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới giảm tháng thứ hai liên tiếp. Trước tình hình số lượng đơn đặt hàng mới giảm, các nhà sản xuất đã cắt giảm sản lượng tháng thứ hai liên tiếp. Hơn nữa, tốc độ giảm là mạnh và đáng kể nhất kể từ tháng 9/2021, và tốc độ giảm sản lượng là nhanh hơn so với số lượng đơn đặt hàng mới. Kết quả là, lượng công việc tồn đọng đã tăng, từ đó kết thúc thời kỳ giảm kéo dài bốn tháng. Khi yêu cầu sản xuất giảm trong bối cảnh số lượng đơn đặt hàng mới giảm, các công ty đã giảm số lượng nhân viên tương ứng. Việc làm đã giảm với tốc độ đáng kể, và mức giảm là mạnh nhất trong thời kỳ 14 tháng.

Các nhà sản xuất cũng giảm mua hàng hóa đầu vào, nhưng tồn kho hàng mua đã tăng lần đầu trong ba tháng do sản lượng giảm đến mức mà hàng hóa đầu vào thường được lưu kho chứ không được đưa vào sản xuất. Trong khi đó, sản lượng giảm mạnh đã góp phần làm giảm hàng tồn kho thành phẩm. Chi phí đầu vào đã tăng với tốc độ nhanh nhất trong năm tháng, mặc dù mức tăng vẫn tương đối nhẹ và tốc độ tăng chậm hơn nhiều so với thời gian trước trong năm. Ở những nơi giá cả đầu vào tăng, các thành viên nhóm khảo sát nêu nguyên nhân là do chi phí nguyên vật liệu, khí đốt và vận chuyển tăng. Trong khi đó, thời gian giao hàng của nhà cung cấp bị kéo dài tháng thứ hai liên tiếp, nhưng mức độ kéo dài chỉ là nhẹ.

Với mức tăng chi phí tương đối nhẹ, các công ty đã có thể giảm giá bán hàng tháng thứ hai liên tiếp để kích thích nhu cầu khác hàng. Sau khi đã giảm thành mức thấp của 14 tháng trong tháng 11, niềm tin trong tháng 12 về triển vọng sản lượng trong một năm tới vẫn thấp, mặc dù đã có cải thiện đôi chút. Một số thành viên nhóm khảo sát lo ngại rằng các điều kiện thị trường khó khăn sẽ vẫn tồn tại trong năm 2023. Trong khi đó, một số người trả lời khảo sát bày tỏ sự lạc quan rằng nhu cầu sẽ phục hồi, từ đó khiến số lượng đơn đặt hàng mới và sản lượng sẽ tăng.

Andrew Harker, Giám đốc Kinh tế tại S&P Global Market Intelligence, nói:

“Ngành sản xuất của Việt Nam tiếp tục gặp khó khăn trong tháng 12, một phần do nhu cầu khách hàng giảm ở các thị trường xuất khẩu chủ chốt như Trung Quốc Đại lục, Liên minh Châu Âu và Mỹ. Việc kiếm thêm các đơn đặt hàng mới có vẻ vẫn khó khăn cho đến khi những thị trường này khởi sắc, và một số công ty cho biết họ dự đoán nhu cầu vẫn yếu ít nhất là trong tương lai gần. Các nhà sản xuất đã nhanh chóng đối phó với tình hình sụt giảm số lượng đơn đặt hàng mới khi dữ liệu chỉ số PMI mới nhất cho thấy sản lượng, việc làm và hoạt động mua hàng giảm mạnh hơn, và giá bán hàng cũng giảm để kích cầu. S&P Global Market Intelligence đang dự báo sản lượng công nghiệp tăng 6,8% cho năm 2023, một tỷ lệ tăng thấp hơn so với năm 2022”.

Chỉ số Nhà Quản trị Mua hàng (PMI) ngành sản xuất tại Việt Nam (The Nikkei Vietnam Manufacturing PMI) dựa theo dữ liệu khảo sát hàng tháng được gửi đến các nhà quản trị mua hàng của hơn 400 doanh nghiệp ngành công nghiệp (industrial companies). Bảng dữ liệu được phân loại theo GDP và quy mô lực lượng lao động doanh nghiệp. Lĩnh vực sản xuất (manufacturing sector) được chia thành 8 mảng: Kim loại (basic metals), hóa chất và nhựa (chemicals & plastics), điện và quang học (electrical & optical), thực phẩm và đồ uống (food & drink), kỹ thuật cơ khí (mechanical engineering), dệt và may mặc (textiles & clothing), giấy và gỗ (timber & paper), vận chuyển (transport).

Nhật Quang

FILI

Các tin tức khác

>   Bộ Chính trị yêu cầu ban hành nhiều chính sách đặc thù, vượt trội cho TP.HCM (02/01/2023)

>   Giám đốc ADB: Việt Nam duy trì môi trường kinh tế vĩ mô ổn định trong năm 2022 (02/01/2023)

>   Kinh tế đứng vững trước những 'cú sốc' từ bên ngoài (02/01/2023)

>   Vì sao Việt Nam trở thành 'ngôi sao' khi kinh tế toàn cầu đang suy giảm? (02/01/2023)

>   Động lực nào cho tăng trưởng 2023? (02/01/2023)

>   Năm 2023 sẽ chi đầu tư phát triển tới gần 730.000 tỷ đồng (01/01/2023)

>   TP.HCM công bố 10 sự kiện nổi bật năm 2022 (31/12/2022)

>   Trung ương cho ông Phạm Bình Minh, Vũ Đức Đam thôi giữ chức vụ (30/12/2022)

>   Tỷ giá USD/VND sẽ tăng trong nửa đầu năm 2023 và giảm dần về cuối năm (30/12/2022)

>   Bloomberg đánh giá Việt Nam tăng trưởng nhanh nhất châu Á năm 2022 (29/12/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật