Thứ Hai, 02/01/2023 10:50

Khơi thông thị trường vốn 2023: Chờ hiệu ứng đầu tư công và ổn định tiền tệ

Khó khăn phần lớn đến từ tác động bên ngoài, không phải do nội tại Việt Nam. Và sự suy giảm tiêu dùng có yếu tố phụ từ gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu.

ất động sản và xây dựng là 2 ngành thâm dụng vốn lớn và suy giảm mạnh về tỷ suất sinh lợi trong năm 2022. Ảnh minh họa

Năm 2022 tăng trưởng GDP tốt bởi các yếu tố xuất phát điểm GDP năm 2021 quá thấp, làm cho tốc độ tăng vượt lên; và yếu tố thứ hai là quý 1- quý 2, chúng ta có mức xuất khẩu tốt, do Việt Nam vẫn liên tục phát triển để xuất khẩu với thế giới. Tuy nhiên đến quý 3 thì bắt đầu giảm và quý 4 thực sự gặp khó khăn.

Cơ cấu vốn

Về cơ cấu tài chính doanh nghiệp, chúng ta thấy đối với các công ty niêm yết, có ba chỉ tiêu chúng tôi quan tâm hiện nay đó là:

Thứ nhất về cơ cấu vốn của năm 2022 đều tăng rất mạnh, nhất là ngành bất động sản (BĐS) đã đạt tới ngưỡng. Tuy nhiên cơ cấu nợ của các công ty BĐS đã lên tới 86,9%, trong khi các ngành khác đều hợp lý như ngành công nghiệp hay thương mại dịch vụ, hàng tiêu dùng, chỉ ở khoảng 50-60%.

Thứ hai, về doanh thu, các công ty niêm yết ngành thương mại tiêu dùng là ngành sử dụng vốn tốt nhất, sử dụng thuần tuý vốn lưu động, nên vòng quay vốn rất nhanh, sử dụng doanh thu trên vốn cao. Trong khi đó, ngành BĐS và xây dựng là ngành thâm dụng vốn lớn nhất để tạo ra doanh thu, cho thấy thị trường đang suy giảm.

Thứ ba, tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu ROE, các công ty niêm yết ngành công nghiệp và tiêu dùng lại suy giảm trong năm 2022, trong đó ngành tiêu dùng thương mại dịch vụ suy giảm lợi nhuận khá nhiều do gặp áp lực tăng giá hàng hóa.

TS Đinh Thế Hiển

Thứ tư, tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản thì ngành BĐS và xây dựng đang suy giảm mạnh với tỷ suất sinh lời thấp nhất năm 2022, chỉ bằng 50% của năm 2021. Điều đó cho thấy sự quan ngại trong việc sử dụng vốn để kinh doanh trong lĩnh vực này so với các ngành khác.

2023: Chờ điểm sáng kinh tế

Năm 2023, Ngân hàng Thế giới đã dự báo tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ đi xuống và đi ngang trong năm 2024, khoảng trên 6% và dưới 7%. Vừa qua, Quốc hội đã phê duyệt tăng trưởng GDP trong năm 2023 ở mức khoảng 6,5%, cũng gần ngang với các dự báo trên.

Song chúng ta vẫn có những thuận lợi và cơ hội nhất định. Theo quan sát xuyên suốt từ tháng 9 đến tháng 12/2022, tôi thấy Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính đang từng bước kiểm soát những khó khăn xuất hiện như lãi suất cao, kẹt tín dụng,.. Đây không phải là từ chính sách mà là từ sự bất ổn trong cách sử dụng vốn để từ đó kiểm soát từng bước uyển chuyển, không gây ra các cú sốc như giai đoạn 2011-2012.

Hiện nay các nước đã đang chuyển dịch đầu tư vào Việt Nam khi chúng ta ổn định kinh tế vĩ mô. Đây là cơ hội lớn.

Cùng với đó, sự dịch chuyển FDI vào Việt Nam không chỉ giúp tiêu dùng nội địa tăng, tạo việc làm, mà còn tạo quá trình đô thị hóa, các khu công nghiệp phát triển, gián tiếp giúp BĐS tạo ra nhiều ngành nghề khác, đồng thời gián tiếp thúc đẩy các doanh nghiệp nội địa bao gồm công nghiệp phụ trợ phát triển.

Về dự báo diễn biến kinh tế năm 2023, lãi suất sẽ hạ nhiệt trong quý I và trở về ổn định vào cuối quý II/2023. Các doanh nghiệp sẽ có nguồn tín dụng tăng dần với lãi suất tốt từ quý II/2023 trở đi. Xuất khẩu có thể giảm trong quý I-II/2023, nhưng sẽ phục hồi và tăng vào quý III.

Như vậy, nền kinh tế nội địa sẽ giảm khó khăn từ quý II/2023 và có sự tăng trưởng tích cực từ quý III nhờ hiệu ứng đầu tư công và ổn định tài chính tiền tệ. Đồng thời thị trường BĐS phục hồi nhẹ từ quý IV/2023.

Những lo lắng từ hệ thống ngân hàng, trái phiếu doanh nghiệp đã từng bước được kiềm chế, vấn đề lãi suất, tín dụng cuối năm nay mà chúng ta lo lắng thì ở năm sau sẽ được tháo gỡ. Và đặc biệt thị trường BĐS phải là một thị trường hỗ trợ kinh tế tăng trưởng bền vững.

TS. ĐINH THẾ HIỂN - Chuyên gia kinh tế

Diễn Đàn Doanh Nghiệp

Các tin tức khác

>   Thủ tướng phát lệnh khởi công đồng loạt 12 dự án cao tốc Bắc - Nam (01/01/2023)

>   Thủ tướng: Khẩn trương mở rộng, nâng cấp Nhà máy Lọc dầu Dung Quất (01/01/2023)

>   Năm 2023 sẽ chi đầu tư phát triển tới gần 730.000 tỷ đồng (01/01/2023)

>   4 đề án của TP.HCM được kỳ vọng năm 2023 (01/01/2023)

>   Bộ Xây dựng sắp thanh tra loạt vấn đề nổi cộm trong dư luận (31/12/2022)

>   Hàng xuất khẩu sang Trung Quốc sẽ không cần xét nghiệm từ 08/01/2023 (30/12/2022)

>   Từ 8.1.2023, hải quan Trung Quốc bỏ tất cả xét nghiệm liên quan Covid-19 tại cửa khẩu (30/12/2022)

>   Năm 2022: Kiểm toán Nhà nước kiến nghị xử lý trên 55.906 tỷ đồng (30/12/2022)

>   Kinh doanh xăng dầu: Hé lộ góc khuất (30/12/2022)

>   Đề nghị điều tra dấu hiệu lợi ích nhóm giữa Bộ GD&ĐT và Nhà xuất bản Giáo dục (29/12/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật