Thứ Bảy, 28/01/2023 17:00

Chứng khoán Asean "ăn đậm" quý 4 nhưng lãi cả năm 2022 vẫn giảm mạnh

CTCP Chứng khoán Asean (SeASecurities) báo lãi đậm 69.1 tỷ đồng, tăng 150% so với cùng kỳ năm trước trong quý 4/2022. Dù vậy, cả năm 2022 lãi ròng Công ty vẫn thấp hơn 62% so với năm trước.

Theo BCTC riêng lẻ mới công bố, doanh thu hoạt động Công ty trong quý 4/2022 ở mức 150.2 tỷ đồng, tăng 78% so với cùng kỳ. Trong đó, lãi từ các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn (HTM) ở mức 23.4 tỷ đồng, tăng 26% so với cùng kỳ. Ngược lại, doanh thu từ nghiệp vụ môi giới chứng khoán đạt 22.5 tỷ đồng, giảm 47% so với cùng kỳ năm trước.

Mặt khác, doanh thu từ hoạt động tự doanh tăng trưởng mạnh. Trong quý 4/2022, lãi từ các tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi/lỗ (FVTPL) đạt 95.1 tỷ đồng (chiếm 63% doanh thu hoạt động), gấp 5 lần so với cùng kỳ. Khoản mục này tăng mạnh do chênh lệch tăng đánh giá lại các tài sản tài chính FVTPL.

Tương tự, chênh lệch giảm giá các tài sản tài chính FVTPL trong quý 4/2022 tăng mạnh là nguyên nhân chủ yếu khiến cho tổng chi phí hoạt động tăng mạnh.

Hết quý 4/2022, Công ty báo lãi 69.1 tỷ đồng, tăng 150% so với cùng kỳ.

Năm 2022, doanh thu hoạt động Công ty đạt 549.7 tỷ đồng, tăng 11% so với cùng kỳ. Doanh thu từ hoạt động môi giới chứng khoán và lãi từ nắm giữ các khoản đầu tư đến ngày đáo hạn (HTM) lần lượt là 132.4 tỷ đồng và 89.9 tỷ đồng, tương ứng tăng 20% và 24%.

Hoạt động tự doanh cả năm 2022 kéo lợi nhuận gộp hoạt động kinh doanh giảm mạnh. Lãi từ các tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi/lỗ (FVTPL) giảm nhẹ 1% xuống còn 296.6 tỷ đồng, trong khi khoản lỗ từ khoản mục này là 324.9 tỷ đồng (gấp gần 4 lần so với cùng kỳ).

Lãi ròng Công ty năm 2022 ở mức 107.9 tỷ đồng, giảm 62% so với cùng kỳ.

Kết quả kinh doanh Chứng khoán Asean quý 4/2022 và năm 2022
Đvt: Tỷ đồng

Tính đến ngày 31/12/2022, tổng tài sản Công ty ở mức hơn 2 ngàn tỷ đồng, tăng 32% so với thời điểm đầu năm. Giá trị tài sản FVTPL giảm 10% xuống còn hơn 585.9 tỷ đồng, chủ yếu là các cổ phiếu như ABI, SGP, TSJ, VNC, VEC, HTM, TCB.

Nguồn: BCTC Công ty

Các khoản cho vay mà phần lớn là hoạt động margin tăng mạnh đến 150% lên mức hơn 260.65 tỷ đồng.

Cùng thời điểm, nợ phải trả Công ty chiếm 573.2 tỷ đồng, gấp hơn 3 lần so với thời điểm đầu năm. Trong đó, vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn (chiếm 87% nợ phải trả) ở mức 500 tỷ đồng, gấp 5 lần thời điểm đầu năm.

Kha Nguyễn

FILI

Các tin tức khác

>   FCN thành chủ đầu tư 2 dự án hơn 3,200 tỷ tại Bắc Giang và Thái Nguyên (28/01/2023)

>   GMC lần đầu tiên thua lỗ sau 19 năm (28/01/2023)

>   Lãi ròng quý 4/2022 của Chứng khoán Everest giảm mạnh (28/01/2023)

>   Lãi quý 4 giảm tới 95%, NT2 nói gì? (28/01/2023)

>   Chủ sân golf Hoàng Gia có năm báo lỗ thứ 12 liên tiếp dù đã điều chỉnh giá dịch vụ (28/01/2023)

>   DTL: BCTC Quý 02.2021 (17/08/2021)

>   FUCTVGF4: Thông báo thay đổi giá trị tài sản ròng tuần từ 13/01/2023 đến 19/01/2023 (27/01/2023)

>   FUCTVGF3: Thông báo thay đổi giá trị tài sản ròng tuần từ 13/01/2023 đến 19/01/2023 (27/01/2023)

>   HOSE: Số liệu quản lý sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài (30/01/2023) (27/01/2023)

>   E1VFVN30: Thông báo thay đổi giá trị tài sản ròng ngày 18/01/2023 (27/01/2023)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật