Thứ Ba, 27/12/2022 19:00

TPHCM yêu cầu thu hồi 2 dự án xử lý rác 13,000 tỷ đồng nếu không triển khai

Tại cuộc họp về xử lý chất thải rắn sinh hoạt, Phó chủ tịch UBND TPHCM Bùi Xuân Cường yêu cầu, 2 dự án xử lý rác bằng năng lượng sét nhân tạo và tái chế chất thải rắn do Công ty Trisun Green Energy Corporation (Úc) và Công ty cổ phần Tasco (HNX: HUT) làm chủ đầu tư, nếu không thực hiện, thành phố sẽ thu hồi.

Phó chủ tịch UBND TPHCM Bùi Xuân Cường yêu cầu các sở, ngành kiểm tra, làm việc với chủ đầu tư để giải quyết vướng mắc về thu tục, đẩy nhanh tiến độ; trường hợp dự án triển khai chậm trễ, không đảm bảo pháp lý thì thu hồi. Ảnh: Cổng thông tin Sở Tài nguyên và Môi trường TPHCM

Theo Cổng Thông tin Sở Tài nguyên và Môi trường TPHCM, dự án nhà máy đốt rác bằng năng lượng sét nhân tạo của Trisun Green Energy Corporation được cấp phép năm 2017 rộng 13 héc-ta tại Khu liên hợp xử lý chất thải Phước Hiệp, có tổng vốn đầu tư 520 triệu đô la (hơn 12,000 tỷ đồng), công suất tiêu hủy 1,000 tấn rác thải rắn và 2,000 tấn chất thải nguy hại mỗi ngày.

Nhà máy xử lý – tái chế chất thải rắn do Công ty cổ phần Tasco thực hiện ở Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Tây bắc có tổng mức đầu tư gần 1,000 tỷ đồng, công suất xử lý 500 tấn rác mỗi ngày. Công trình đã được khởi công cách đây 4 năm, dự kiến hoàn thành năm 2020 nhưng quá trình triển khai chậm trễ do vướng thủ tục.

Ngoài 2 dự án này, trên địa bàn TPHCM còn các công trình xử lý rác bằng công nghệ đốt phát điện của Công ty Vietstar, Công ty cổ phần Đầu tư – Phát triển Tâm Sinh Nghĩa, thực hiện từ năm 2019, dự kiến hoàn thành sau 1 năm nhưng đến nay đều chưa xong.

Tại cuộc họp về xử lý chất thải rắn sinh hoạt mới đây, Phó chủ tịch UBND TPHCM Bùi Xuân Cường yêu cầu các sở, ngành liên quan: Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Quy hoạch kiến trúc, Sở Công Thương… kiểm tra, làm việc với chủ đầu tư để giải quyết vướng mắc về thu tục, giúp đẩy nhanh tiến độ. Trường hợp dự án triển khai chậm trễ, không đảm bảo pháp lý thì tham mưu thành phố biện pháp chế tài hoặc thu hồi…

Hiện mỗi ngày trên địa bàn TPHCM có khoảng 10,000 tấn rác thải phát sinh, trong đó 69% được xử lý bằng phương pháp chôn lấp, nguy cơ gây ô nhiễm cho các khu dân cư rất cao, số còn lại được xử lý bằng phương pháp đốt, sản xuất phân bón, tái chế…

Thành phố đặt mục tiêu đến năm 2020 sẽ giảm tỷ lệ chôn lấp rác còn 50%, yêu cầu các nhà máy chuyển sang công nghệ đốt rác phát điện, tuy nhiên đến nay vẫn chưa thực hiện được.

Thái Huy

TBKTSG

Các tin tức khác

>   Thanh Hóa dừng dự án tại cụm công nghiệp Hoàng Sơn của Công ty Xây dựng 36 (27/12/2022)

>   Khởi công dự án giao thông gần 5.000 tỷ đồng 'cứu' sân bay Tân Sơn Nhất (24/12/2022)

>   Đề xuất hỗ trợ 2% lãi suất cho người mua nhà dưới 2 tỷ (24/12/2022)

>   Khoảng 500 ha đất ở ĐBSCL bị 'nuốt chửng' mỗi năm (23/12/2022)

>   Vụ Công ty Alibaba: Nguyễn Thái Luyện nhận trách nhiệm, xin giảm nhẹ cho thuộc cấp (22/12/2022)

>   Hà Nam chấp thuận chủ trương đầu tư khu đô thị gần 10.000 tỷ đồng (22/12/2022)

>   Một doanh nghiệp 4 tháng tuổi làm chủ đầu tư cụm công nghiệp hơn 37 ha tại Thanh Hóa (21/12/2022)

>   Ninh Thuận mời đầu tư cho dự án nhà ở xã hội hơn 1,100 tỷ đồng (21/12/2022)

>   Hà Nội quyết thu hồi dự án chậm tiến độ của chủ đầu tư cố tình chây ỳ, năng lực kém (21/12/2022)

>   TPHCM chọn nhà thầu xây cầu Cần Giờ  (21/12/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật