Thứ Ba, 20/12/2022 10:51

Thương mại điện tử Việt Nam đạt quy mô 12,3 tỷ USD

Dù nền kinh tế chịu nhiều tác động nặng nề, ước tính chung năm 2022 lĩnh vực thương mại điện tử vẫn tăng trưởng khoảng 15% và đạt quy mô khoảng 13,2 tỷ USD.

Theo nhận định của Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM), từ năm 2016 thương mại điện tử Việt Nam chuyển sang giai đoạn mới với nét nổi bật là tốc độ phát triển nhanh và ổn định. Giai đoạn này có thể kéo dài từ năm 2016 tới năm 2025. Trước hiện trạng của nền kinh tế chịu nhiều tác động nặng nề vừa qua, ước tính chung năm 2020 thương mại điện tử nước ta vẫn tăng trưởng khoảng 15% và đạt quy mô khoảng 13,2 tỷ USD.

Với sự thay đổi nhanh của người tiêu dùng trên toàn cầu và đặc biệt ở Việt Nam trong thói quen mua sắm trực tuyến, thương mại điện tử Việt Nam và các hoạt động xúc tiến thương mại trên môi trường trực tuyến tiếp tục tiến bước vững chắc và duy trì được sự phát triển nhanh và bền vững.

Tuy nhiên, hiện nay nhiều doanh nghiệp có hàng hóa sản phẩm chất lượng nhưng vẫn chưa biết ứng dụng công nghệ thông tin nói chung cũng như thương mại điện tử hoặc chưa sẵn sàng để triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại rộng trên nhiều nền tảng khác nhau. Đây chính là điểm yếu của đại đa số doanh nghiệp Việt Nam.

Đặc biệt, đứng trước bối cảnh tác động nặng nề của đại dịch Covid-19, đa số doanh nghiệp sản xuất đều gặp khó khăn trong hoạt động kinh doanh và xúc tiến thương mại để tiêu thụ hàng hóa tới người tiêu dùng trong và ngoài nước.

Trước bối cảnh đó, Bộ Công Thương đã giao Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam tổ chức "Hội chợ kết nối giao thương và xúc tiến thương mại ứng dụng thương mại điện tử (ECOMMERCE EXPO 2022)".

Các hoạt động triển lãm trực tuyến kết hợp với mô hình hội chợ triển lãm truyền thống (hình thức offline) sẽ tạo cơ hội cho các doanh nghiệp sản xuất và dịch vụ thêm cơ hội tiếp cận nhiều giải pháp mới, đồng thời giới thiệu đến khách hàng và đối tác thông qua kênh xúc tiến trực tuyến, thuận lợi để mở rộng hoạt động kinh doanh của mình.

Hội chợ ECOMMERCE EXPO 2022 tổ chức với một số mục tiêu lớn là xây dựng một nền tảng trực tuyến để quảng bá thông tin sản phẩm, dịch vụ của các doanh nghiệp thương mại điện tử và doanh nghiệp sản xuất trong cả nước.

Sự kiện này cũng tạo cơ hội giao lưu hợp tác song phương hoặc đa phương giữa doanh nghiệp cung cấp các giải pháp xúc tiến thương mại điện tử và các doanh nghiệp sản xuất.

Trong khuôn khổ của Hội chợ, Ban tổ chức cũng tổ chức một diễn đàn trao đổi chuyên sâu về hoạt động chuyển đổi số cho doanh nghiệp với khoảng 150-200 khách tham dự Diễn đàn. Hội chợ cũng thu hút được hàng nghìn lượt khách tham quan trực tiếp để tìm kiếm thông tin hàng hóa sản phẩm từ các vùng miền về tham gia trưng bày.

Diệu Thanh

ZING

Các tin tức khác

>   Những doanh nghiệp ‘lạ mà quen’ trong đại án AIC (20/12/2022)

>   Xuất khẩu kỷ lục nhưng năm mới lại lo thiếu đơn hàng (20/12/2022)

>   Chủ tịch Quốc hội: 'Tập trung chính sách tạo đột phá cho TP.HCM' (20/12/2022)

>   Cước tàu biển giảm: Mừng mà lo (20/12/2022)

>   39 quỹ đầu tư mạo hiểm cam kết rót 1,5 tỷ USD vào Việt Nam (19/12/2022)

>   Báo cáo Bộ Chính trị 4 dự án, doanh nghiệp yếu kém trong quý I/2023 (19/12/2022)

>   Phát triển bền vững ngành hàng cá tra (19/12/2022)

>   60% doanh nghiệp Nhật muốn mở rộng kinh doanh tại Việt Nam (18/12/2022)

>   Hủy đấu thầu gói hơn 35.000 tỷ đồng thi công nhà ga sân bay Long Thành (18/12/2022)

>   Cái khó khi điều chỉnh giá điện như giá xăng (18/12/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật