Thứ Hai, 05/12/2022 13:10

Thị trường IPO toàn cầu gần như “bất động” trong năm 2022

Phát biểu tại hội nghị Reuters NEXT, các lãnh đạo doanh nghiệp cho biết số đợt IPO toàn cầu sụt giảm trong năm nay do biến động thị trường tăng mạnh và Trung Quốc siết quy định niêm yết, song thị trường này có thể bùng nổ trong năm 2023 sau một năm nhu cầu bị dồn nén.

Số đợt IPO trên khắp thế giới đạt mức cao kỷ lục trong năm 2021, nhờ đà tăng mạnh của thị trường cổ phiếu và lãi suất chạm đáy. Tuy nhiên, qua năm nay, số lượng công ty thực hiện niêm yết lại giảm mạnh do các ngân hàng trung ương gấp rút tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát, và việc này đã kích hoạt làn sóng bán tháo nghiêm trọng trên khắp thị trường cổ phiếu.

Lynn Martin, chủ tịch Sàn giao dịch chứng khoán New York của Intercontinental Exchange Inc, cho biết, số tiền thu được từ các đợt IPO trong năm nay giảm khoảng 93% so với năm 2021. “Lý do khiến các công ty không tham gia thị trường không phải vì tiền tệ trên thị trường đại chúng suy yếu, mà là do thị trường biến động liên tục”, bà nói.

Theo ông David Schwimmer, giám đốc điều hành của LSEG Group, mức độ biến động của thị trường tăng mạnh kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát. Vào thời điểm đó, sự ra đời của một số ứng dụng giao dịch điện tử thuận tiện đã dẫn tới khối lượng giao dịch tăng nhanh hơn với quy mô lớn hơn cách đây 5 năm.

Có khoảng 200 công ty đang chờ niêm yết trên Nasdaq, thấp hơn mức 250 - 300 trong vài năm qua, giám đốc điều hành của Nasdaq Inc Adena Friedman cho biết. Bà nhận định thị trường IPO đã gần như tạm dừng khi các nhà đầu tư chờ đợi tín hiệu rõ ràng hơn về mức độ tăng lãi suất. “Chúng tôi hy vọng nửa sau của năm 2023 sẽ là cơ hội để các công ty niêm yết, còn nửa đầu năm tới, thị trường IPO có thể vẫn trầm lắng”, bà nói.

Việc Bắc Kinh gia tăng giám sát đối với hoạt động kế toán của các doanh nghiệp Trung Quốc niêm yết ở Mỹ cũng là một yếu tố khác khiến các tốc độ IPO bị chậm lại.

Nasdaq đã hoãn đợt IPO của một số công ty nhỏ của Trung Quốc vào tháng 10/2022, khi sàn giao dịch này tiến hành điều tra các đợt tăng giá ngắn hạn hậu IPO của họ. Cũng vào đầu năm nay, 5 doanh nghiệp thuộc sở hữu chính phủ Trung Quốc có đơn vị kiểm toán bị cơ quan quản lý Mỹ giám sát cũng đã hủy niêm yết khỏi NYSE.

Tại Hồng Kông (Trung Quốc), số tiền thu được từ các đợt IPO tại Sàn giao dịch và Thanh toán bù trừ Hong Kong (HKEX) đang ở mức thấp nhất trong một thập kỷ, mà nguyên nhân là đà tăng trưởng chậm chạp của kinh tế Trung Quốc, chiến dịch giám sát hoạt động gọi vốn của các công ty bên ngoài Trung Quốc đại lục và căng thẳng địa chính trị leo thang.

Có khoảng 100 công ty đang chờ niêm yết trên HKEX, với nhiều công ty trong đó muốn chờ tâm lý thị trường cải thiện để có được định giá cao hơn khi IPO, chủ tịch HKEX Laura Cha nói tại hội nghị Reuters NEXT.

“Tôi khá tự tin rằng thị trường IPO sẽ phục hồi rất nhanh trong năm tới,” bà nói.

Kim Dung (Theo Reuters)

FILI

Các tin tức khác

>   GoTo là thương vụ IPO tệ nhất thế giới năm 2022 (03/12/2022)

>   Phố Wall có tuần 2 tuần tăng liên tiếp (03/12/2022)

>   Quỹ bất động sản 69 tỷ đô của Blackstone hạn chế khách hàng rút tiền (02/12/2022)

>   Dow Jones mất gần 200 điểm trước ngày công bố báo cáo việc làm (02/12/2022)

>   Dow Jones quay đầu giảm hơn 350 điểm (01/12/2022)

>   Dow Jones vọt hơn 700 điểm sau phát biểu của Chủ tịch Fed (01/12/2022)

>   Morgan Stanley: Con gấu vẫn chưa dừng lại, chứng khoán Mỹ có thể giảm hơn 20% vào đầu năm 2023 (30/11/2022)

>   S&P 500 giảm 3 phiên liên tiếp chờ bài phát biểu của Chủ tịch Fed (30/11/2022)

>   Dow Jones giảm gần 500 điểm khi Trung Quốc xảy ra bất ổn (29/11/2022)

>   Chứng khoán Trung Quốc trượt dốc trước làn sóng biểu tình từ người dân (28/11/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật