Thứ Hai, 26/12/2022 09:37

Tập đoàn SK muốn bán cổ phần ở hàng loạt công ty Việt Nam?

Tập đoàn đa ngành Hàn Quốc SK Group đang cân nhắc bán một số tài sản ở Việt Nam và Malaysia để chuẩn bị cho trường hợp kinh tế xấu đi, dựa trên nguồn tin thân cận. Tại Việt Nam, gã khổng lồ Hàn Quốc đang nắm cổ phần ở Vingroup, Pharmacity, Imexpharm, Masan, Wincommerce và The CrownX.

Thông tin trên được đưa ra khi các công ty lớn của Hàn Quốc đang tích trữ tiền mặt, đồng thời tránh đầu tư quyết liệt vào các dự án mới trong bối cảnh triển vọng kinh doanh ảm đạm trong năm 2023.

Theo số liệu của tờ Korea Economic, SK South East Asia Investment – công ty con của SK Group – đang nắm 6.1% cổ phần của Vingroup (VIC), 9.5% cổ phần của Masan Group (MSN), 4.5% cổ phần của Pharmacity, 54% cổ phần của Imexpharm (IMP), 16.3% cổ phần của Wincommerce và 4.9% cổ phần của The CrownX.

Ngoài ra, ông lớn Hàn Quốc còn giữ lượng cổ phần chưa xác định ở BigPay – một công ty công nghệ tài chính của Tập đoàn Malaysia AirAsia.

Một quan chức SK cho biết vẫn chưa có quyết định nào được đưa ra. Các thông tin chi tiết về công ty và quy mô thoái vốn sẽ được quyết định sau đó, ông nói.

Chuẩn bị cho những ngày giông bão

“SK không gặp rắc rối tài chính. Họ chỉ muốn chuẩn bị đủ vốn để phòng ngừa các điều kiện kinh tế xấu đi”, một nguồn tin trong ngành ngân hàng đầu tư cho biết.

Kể từ khi ra đời trong năm 2018, SK South East Asia Investment (có trụ sở ở Singapore) đã chĩa mũi nhọn sang đầu tư vào nhiều lĩnh vực khác nhau ở Đông Nam Á.

Năm công ty con của Tập đoàn SK là SK Inc., SK E&S, SK Hynix, SK Telecom Co. và SK Innovation đều rót 200 triệu USD vào công ty đầu tư SK South East Asia Investment và nhờ đó, nâng tổng vốn đầu tư ban đầu lên 1 tỷ USD.

Hợp tác với Pension Service - quỹ hưu trí quốc gia Hàn Quốc, SK South East Asia Investment đã chi tới 3 ngàn tỷ Won (2.34 tỷ USD) để mua cổ phần ở 7 công ty Việt Nam và Malaysia.

Tồn tại là ưu tiên hàng đầu

Tại một cuộc họp diễn ra trong tháng 11/2022, Chủ tịch SK Chey Tae-won cho biết của công ty rằng sự sống còn hiện tại được ưu tiên hơn cả lợi nhuận và hiệu quả quản lý. Điều đó thôi thúc giám đốc điều hành các chi nhánh của tập đoàn tích trữ tiền mặt để chuẩn bị cho trường hợp khẩn cấp.

Theo The Korea Economic Daily, dư nợ vay ròng tại SK Inc., công ty holding của SK Group, đã tăng vọt lên 10.87 ngàn tỷ Won trên cơ sở hợp nhất vào cuối quý 3, từ mức 6.88 ngàn tỷ Won vào cuối năm 2018.

Là một phần trong nỗ lực bảo đảm dòng vốn của toàn tập đoàn, SK On Co. (chuyên sản xuất pin) đã huy động được 1.32 ngàn tỷ Won vào giữa tháng 12, thông qua việc phát hành cổ phiếu ưu đãi hoàn lại (RPS) cho Korea Investment Private Equity và các công ty vốn cổ phần tư nhân (PEF) khác.

Trong khi đó, SK E&S đã huy động được 1.38 ngàn tỷ Won thông qua việc phát hành cổ phiếu ưu đãi chuyển đổi có thể hoàn lại (RCPS) trị giá 735 tỷ Won tại Busan City Gas và bán trụ sở chính với giá 633 tỷ Won.

Trong năm nay, SK Group được cho là đã sở hữu tới 4 ngàn tỷ Won trong quỹ khẩn cấp cho đến nay. Nhưng Tập đoàn này được biết là đang đầu tư mạnh vào các động cơ tăng trưởng trong tương lai, như chất bán dẫn, nguyên liệu thô và trí tuệ nhân tạo.

Một số tiền thu được từ việc bán cổ phần tại các công ty Việt Nam và Malaysia có thể được tái đầu tư vào các công ty đầy triển vọng ở Đông Nam Á, các nguồn tin cho biết.

Vũ Hạo (Theo Korea Economic)

FILI

Các tin tức khác

>   LPB: Nghị quyết của Hội đồng quản trị phê duyệt điều chỉnh phương án phát hành, phương án triển khai chào bán, phương án sử dụng vốn, hồ sơ đăng ký chào bán trái phiếu năm 2022 (05/12/2022)

>   BVH: HĐQT chấp thuận chủ trương giao dịch các hợp đồng bảo hiểm năm 2023 với người có liên quan (26/12/2022)

>   SAM muốn bán sạch hơn 3.7 triệu cp DNP (26/12/2022)

>   APS bị buộc bán ra cổ phiếu API vì mua mà không chào mua công khai (23/12/2022)

>   PDR: Báo cáo kết quả giao dịch cổ phiếu của Người nội bộ Bùi Quang Anh Vũ (23/12/2022)

>   Giấy chứng nhận đăng ký chào bán chứng quyền có bảo đảm Chứng quyền HPG/BSC/C/9M/EU/Cash/2022-02 (23/12/2022)

>   Giấy chứng nhận đăng ký chào bán chứng quyền có bảo đảm Chứng quyền MBB/BSC/C/6M/EU/Cash/2022-01 (23/12/2022)

>   Giấy chứng nhận đăng ký chào bán chứng quyền có bảo đảm Chứng quyền MBB/BSC/C/6M/EU/Cash/2022-02 (23/12/2022)

>   Giấy chứng nhận đăng ký chào bán chứng quyền có bảo đảm Chứng quyền VPB/BSC/C/9M/EU/Cash/2022-01 (23/12/2022)

>   Giấy chứng nhận đăng ký chào bán chứng quyền có bảo đảm Chứng quyền HPG/BSC/C/6M/EU/Cash/2022-01 (23/12/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật