Thứ Tư, 14/12/2022 08:10

Tăng cường thanh tra, kiểm tra thị trường chứng khoán trong năm 2023

Bộ Tài chính chỉ đạo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trong kế hoạch thanh tra năm 2023 sẽ tập trung thực hiện thanh, kiểm tra các dấu hiệu vi phạm gian lận, lừa đảo, tạo dựng thông tin sai sự thật, thao túng giá chứng khoán, phát hành trái phiếu số lượng lớn, sử dụng vốn sai mục đích… đối với các công ty đại chúng, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, công ty kiểm toán và các tổ chức, cá nhân tham gia thị trường chứng khoán.

Sàn giao dịch chứng khoán TPHCM. Ảnh minh họa: TL

Theo đó, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước tăng cường thanh tra, kiểm tra các tổ chức, cá nhân có dấu hiệu gian lận, lừa đảo, tạo dựng thông tin sai sự thật, công bố thiếu thông tin cần thiết; thông đồng tạo ra cung cầu giả tạo, thao túng giá chứng khoán, phát hành trái phiếu số lượng lớn, không có tài sản đảm bảo, sử dụng vốn sai mục đích… làm ảnh hưởng đến hoạt động chào bán, phát hành, niêm yết, giao dịch, kinh doanh, đầu tư chứng khoán và thị trường chứng khoán. Lĩnh vực chứng khoán cần tăng cường giám sát, thanh tra, kiểm tra các đối tượng chưa được thanh tra, kiểm tra trong 3 năm 2020, 2021, 2022.

Bộ Tài chính đề nghị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thanh tra những công ty đại chúng có thông tin khiếu kiện, phản ánh việc tuân thủ quy định pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán, sử dụng vốn sai mục đích.

Thanh tra đối với công ty có hoạt động chào bán, phát hành thêm chứng khoán với khối lượng lớn, liên tục; có biến động về giá trị, khối lượng giao dịch cổ phiếu. Những công ty có phát hành trái phiếu riêng lẻ với quy mô lớn so với vốn tự có, phát hành không có tài sản đảm bảo và phát hành nhiều đợt, lãi suất cao; công ty có vi phạm về nghĩa vụ báo cáo, công bố thông tin và các nghĩa vụ khác liên quan đến chứng khoán và thị trường chứng khoán cũng cần giám sát.

Đối với các công ty chứng khoán, Bộ Tài chính sẽ thanh tra doanh nghiệp có biến động lớn về các chỉ tiêu trong báo cáo tài chính (tài sản, nguồn vốn, doanh thu, chi phí), tỷ lệ an toàn tài chính (tăng hoặc giảm).

Những công ty chứng khoán có dấu hiệu khác như: tăng trưởng mạnh về số lượng nhà đầu tư mở tài khoản giao dịch, giá trị giao dịch, thị phần môi giới; công ty tăng vốn nhanh; công ty có cung cấp dịch vụ liên quan đến chào bán trái phiếu; công ty có đơn thư phản ánh, kiến nghị cũng được sàng lọc để thanh tra.

Đối với các công ty quản lý quỹ và các quỹ đầu tư chứng khoán; ngân hàng lưu ký, giám sát, đại lý phân phối; văn phòng đại diện công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam có thể đưa vào kế hoạch thanh tra khi có nguồn vốn ủy thác lớn, quản lý quỹ đầu tư chứng khoán bất thường. Đáng lưu ý, Bộ Tài chính cũng thanh tra những công ty quản lý quỹ có vốn góp của ngân hàng thương mại, doanh nghiệp bảo hiểm, tổ chức kinh doanh chứng khoán.

Các công ty thuộc diện tái cấu trúc (vốn chủ sở hữu thấp hơn vốn pháp định, tỷ lệ an toàn tài chính thấp, lỗ lũy kế lớn, hoạt động không hiệu quả); đại lý thực hiện phân phối chứng chỉ quỹ cho nhiều quỹ đầu tư chứng khoán; ngân hàng lưu ký, giám sát cung cấp dịch vụ lưu ký, giám sát cho nhiều quỹ đầu tư chứng khoán; các văn phòng đại diện của các công ty quản lý quỹ nước ngoài có nhiều quỹ đầu tư trên thị trường Việt Nam…cũng thuộc diện có thể thành tra và cần được giám sát chặt chẽ.

Ngoài ra, Bộ Tài chính chỉ đạo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thực hiện thanh, kiểm tra đột xuất khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm đối với các công ty đại chúng, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, công ty kiểm toán và các tổ chức, cá nhân tham gia thị trường chứng khoán.

Thực hiện giám sát chặt chẽ các giao dịch chứng khoán có dấu hiệu bất thường; kịp thời phối hợp với các Sở Giao dịch chứng khoán có đánh giá, phân tích, tiến hành kiểm tra giao dịch đối với các giao dịch có dấu hiệu vi phạm quy định.

Thái Huy

TBKTSG

Các tin tức khác

>   TCR: Quy chế hoạt động của Ban kiểm soát (13/12/2022)

>   TCR: Quy chế hoạt động của HĐQT (13/12/2022)

>   SNC: Quy chế công bố thông tin (12/12/2022)

>   Nâng tỷ lệ ký quỹ giao dịch phái sinh từ 13% lên 17% (12/12/2022)

>   Cơ hội cho thị trường chứng khoán bền vững từ góc nhìn hoàn thiện pháp lý (12/12/2022)

>   CC1: Quy chế Quản trị nội bộ của Tổng Công ty xây dựng số 1 - CTCP (07/12/2022)

>   CC1: Quy chế Hoạt động của Hội đồng quản trị Tổng Công ty xây dựng số 1 - CTCP (07/12/2022)

>   BMI: Quyết định của HĐQT về việc ban hành Quy chế nội bộ về quản trị (06/12/2022)

>   Thủ tướng yêu cầu xây dựng một nghị định sửa đổi nhiều nghị định liên quan tới TTCK, trái phiếu (06/12/2022)

>   PID: Quy chế nội bộ về quản trị công ty (06/12/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật