Thứ Năm, 29/12/2022 15:46

Nhịp đập Thị trường 29/12: Bất ngờ nối tiếp bất ngờ, VN-Index leo cao để rồi rớt sâu

Bước vào phiên chiều, VN-Index bắt đầu tăng điểm, sau chừng 30-35 phút thì chạm tham chiếu, dao động quanh đó thêm 1 đoạn thời gian rồi từ 14h thì tăng điểm nhanh và có vẻ vững. Mọi chuyện tưởng kết thúc có hậu khi có tin tốt hỗ trợ, VN-Index tăng hơn 6 điểm so với tham chiếu khi chỉ còn cách đợt ATC hơn 10 phút, nhưng khi đó chỉ số bắt ngờ rơi nhanh và sâu. Đến thời điểm ATC, VN-Index đã lại chọc xuống dưới tham chiếu, và đợt khớp lệnh đóng cửa đã khiến chỉ số rơi tiếp về mức thấp nhất trong cả ngày hôm nay, giảm tổng cộng hơn 6 điểm.

Nhóm VN30 có đến 21 cổ phiếu giảm giá vào cuối phiên chiều, so với 6 mã tăng giá. Thậm chí trong thời gian chờ khớp ATC, NĐT có thể quan sát rất nhiều lệnh bán lớn được treo tại mức giá “khớp bất chấp” - ATC trên đa số cổ phiếu, và có thời điểm số cổ phiếu giảm giá lên đến 23 mã. May thay, VIC, MSN, NVL, VCB hay VHM là những cổ phiếu vốn hóa lớn nhất sàn HOSE tăng giá, có lẽ đã giảm bớt “áp lực mất điểm cho chỉ số nhóm này, lẫn VN-Index.

Dù có tin tốt công bố trong nửa cuối phiên sáng, là thống kê các chỉ số kinh tế vĩ mô trong nước, nhưng diễn biến chỉ số VN-Index và nhiều cổ phiếu có lẽ chịu ảnh hưởng nhiều hơn từ tâm lý “quan sát và chờ đợi” và các yếu tố chứng khoán thế giới bên ngoài. Sàn HOSE vẫn có hơn 50% số lượng cổ phiếu giảm giá khi đóng cửa, riêng trong nhóm Large Cap, số mã giảm vẫn nhiều gần gấp 3 lần số tăng giá (tương tự cuối phiên sáng). KBC, PNJ hay NVL vẫn là những cái tên tăng giá tốt nhất trong nhóm largecap này, nhưng không “cân” được hàn loạt mã vốn hóa khủng khác có mức giảm từ 3% trở lên, như BID, EIB, SSI, VGC, VND, GEX… Tương quan tăng – giảm giá chênh lệch ở nhóm Mid Cap cũng lớn, nhưng ở nhóm Small Cap lại có vẻ cân bằng hơn, nói cách khác nhóm này vẫn có rất nhiều mã tăng giá.

Cũng bất ngờ nhưng theo hướng ngược lại, chỉ số HNX-Index tiếp tục đi ngang dưới tham chiếu trong suốt phiên chiều dù VN-Index tăng điểm, và đến ATC thì lại bật tăng mạnh, trong khi VN-Index rơi sâu. Diễn biến tăng mạnh bất ngờ của chỉ số HNX-Index tại đợt ATC có lẽ đến từ 2 cổ phiếu NVBKSF, trong khi đa số Large Cap khác vẫn suy giảm, thậm chí còn giảm sâu hơn như CEO, IDC, MBS hay PVS.

Chỉ số UPCoM-Index vẫn treo bên trên tham chiếu suốt thời gian phiên chiều, dù mức tăng luôn yếu hơn so với phiên sáng. BSR, MSR, OIL, VGI có thể là những Large Cap đè chỉ số, nhưng may mắn là vẫn có nhiều Large Cap khác giữ được đà tăng giá, bao gồm MVN, MCH, MML, VTP, VEF, VEA.

Khối ngoại đẩy mạnh mua vào trong phiên chiều. HPG được khối ngoại mua ròng trở lại trong phiên chiều (phiên sáng bán ròng), và là 1 yếu tố không nhỏ trong “công cuộc” mua ròng lần thứ 5 liên tiếp của khối ngoại. Điều thú vị là khối ngoại bán ròng về khối lượng, trong đó bán mạnh nhất ở NVLVPB, nhưng mua ròng về giá trị, tổng cộng gần 140 tỷ đồng, trong đó ngoài mua ròng ở HPG, còn ở hàng loạt cổ phiếu khác như CTG, VRE, VCB, SHB, KBC, MSN, KDH, DGC, DPM, GEX, VNM

Tổng thể 3 sàn, tương quan tăng – giảm giá khá cân bằng, nhất là ở nhóm Small Cap. Các nhóm ngành lớn vẫn chủ yếu ở vị thế tiêu cực hoặc trung tính, bao gồm ngân hàng, BĐS, điện, sắt thép, dầu khí, chứng khoán, bán lẻ… nhưng tính tích cực thể hiện rõ ở nhóm thực phẩm, với hàng loạt tên tuổi tăng giá như VNM MML, MCM, MCH, IDP, VSN, CMN… Ở các nhóm ngành nhỏ hơn, vị thể tích cực vẫn hiện diện tại nhóm cảng biển & kho bãi, xây dựng và nhiều nhóm nổi lên trong phiên chiều như xi măng, khách sạn & dịch vụ giải trí, thiết bị điện & điện tử, dược phẩm, hàng cá nhân…

Phiên sáng: Diễn biến xấu trở lại dù thị trường đón nhận tin vĩ mô tích cực

Tăng trưởng GDP năm 2022 của Việt Nam ước đạt 8.02%, là điểm sáng trên thế giới, nhưng giá cổ phiếu 2 sàn niêm yết và các chỉ số đại diện quan trọng lại xấu đi, ít nhất so với giữa phiên sáng nay. Hoặc có lẽ, tin tốt sẽ kỳ vọng phản ánh vào giá cổ phiếu và chỉ số trong phiên chiều.

Sàn HOSE cuối phiên sáng nay có gần 55% số cổ phiếu giảm giá, so với khoảng 30% tăng giá. Diễn biến trên nhiều mã, lẫn nhiều nhóm ngành đều xấu hơn so với đỉnh gần giữa phiên. Các nhóm ngành lớn như ngân hàng, BĐS vốn có lúc hồi sức tích cực, nhưng đến cuối phiên lại quay về với sắc đỏ. Các nhóm ngành lớn khác như chứng khoán, sắt thép, dầu khí, sản xuất điện… vẫn phủ nhiều sắc đỏ, duy có thực phẩm và xây dựng là còn tăng khá. Ở các nhóm ngành nhỏ hơn, vẫn là cảng và kho bãi, giấy…, những cái tên này đã được điểm danh giữa phiên sáng. Nếu thống kê từ góc độ vốn hóa, thì số cổ phiếu giảm giá đang nhiều gấp đôi số tăng giá ở nhóm Large Cap, khiến chỉ số VN-Index bị đè nhanh và mạnh trong nửa cuối phiên sáng nay. Thống kê tương tự ở 2 nhóm Mid Cap và Small Cap, tuy nhiên mức chênh lệch không quá lớn như ở Large Cap.

Khối ngoại đang bán ròng gần trăm tỷ đồng trên sàn HOSE, tạm thời coi là đảo chiều sau 4 ngày mua ròng liên tiếp trước đó. Tất nhiên mọi thứ còn tùy thuộc vào phiên chiều, lưu ý khối ngoại thường đẩy mạnh giao dịch trong phiên chiều, nên hy vọng chuyển thành mua ròng. Các mã đang bị bán ròng mạnh bao gồm NVL, HPG, VND, STB… Ở phía mua ròng không có mấy giao dịch đáng chú ý, ngoại trừ ở CTG, KBC hay PLX.

Chỉ số chính sàn HNX có diễn biến còn tệ hơn so với 2 chỉ số 2 sàn khác. Cụ thể HNX Index đang giảm 1.05%, gần như là thấp nhất trong phiên sáng. Dù số cổ phiếu đứng giá vẫn chiếm quá nửa số niêm yết trên sàn này (như thường lệ), nhưng chỉ số vẫn bị ảnh hưởng bởi gần 70 mã giảm giá, trong đó ở Large Cap có những cái tên như CEO, NVB, MBS, KSF, BAB, PVS, SHS… hay THD.

Chỉ số sàn UPCoM đang treo ở mức gần như cao nhất trong phiên sáng, diễn biến lạc quan bất ngờ này đi ngược với 2 sàn niêm yết gần như suốt phiên sáng nay. Trên nhóm Large Cap sàn UPCoM, may mắn thay có khá ít mã giảm giá, thậm chí nếu nói là giảm đáng kể, thì cũng chỉ có mỗi BSR (-2,2%). Ngược lại có đa số Large Cap tăng giá như MVN, OIL, FOX, VGT, VTP, VEA, QNS…, nhiều mã tăng suốt phiên, hoặc cũng có mã tăng vào cuối phiên như MML.

NVL chỉ còn tăng hơn 3% vào cuối phiên sáng, so với đỉnh gần +7% lúc đầu phiên. Tuy vậy, vẫn có thể coi là tích cực đối với cổ phiếu đại gia này, bởi mức tăng có được là từ NĐT nội. Khối ngoại đang bán ròng khoảng 33 tỷ đồng ở đây, và cũng là mức bán ròng lớn nhất trong số Large Cap trên sàn HOSE. Ngoài NVL, nhóm BĐS nhà ở còn 1 số tên tuổi (từ Mid Cap trở lên) tăng giá khác như PDR, KDH hay SCR… có 1 số ít có diễn biến xấu đi trong nửa cuối phiên sáng như CEO, DIG, DXG, HDC, HDG

Dù mức tăng yếu đi, nhưng khá nhiều cổ phiếu trong nhóm xây dựng vẫn giữ được sắc xanh, vốn nổi lên từ giữa phiên, ví dụ như C4G, G36, DPG, L14, HBC, HHV, LCG, VCG, SJG… giúp cho xây dựng là nhóm ngành khá nổi bật trên cả 3 sàn.

10h30: VN-Index giằng co, cổ phiếu xây dựng là điểm sáng

VN-Index giảm ngay sau ATO, nhưng cũng sớm bật ngay trở lại tham chiếu, thậm chí lên trên 4 điểm rồi giằng co cho đến lúc này. NVL hay KBC là những Large Cap nổi bật nhất sàn HOSE sáng nay, thậm chí có thể coi NVL là yếu tố giúp đẩy mạnh VN-Index trong khoảng thời gian ngay sau ATO. Tuy vậy, diễn biến giằng co gần tham chiếu của VN-Index, cũng như thanh khoản thấp trên HOSE có lẽ vẫn khó khiến người mua yên tâm.

Nhóm ngành xây dựng trên cả 3 sàn có lẽ là sáng nhất, với hàng loạt mã tăng giá nhờ được gắn với yếu tố đầu tư công, như C4G, FCN, G36, DPG, LCG, PC1, HHV, VCG, SJG… hoặc những mã khác như HBC, CII, HUT, L14

Nhóm cảng và kho bãi cũng đang có khá nhiều mã tăng giá, dù mức tăng không thực sự lớn, trừ MVN hay VNL. Đầu tàu GMD đầu phiên còn tăng, nhưng đã giảm dần từ trước 9h30, dù vậy vẫn có những cổ phiếu khác đang có vị thế tốt như DXP, PDN, PHP, TCL, TMS

Chỉ số sàn UPCoM đang bay cao hơn hẳn 2 sàn niêm yết. Cụ thể, UPCoM-Index đang tăng 0.7% và chưa hề rơi xuống dưới tham chiếu như HNX-Index. Trong nhóm Large Cap sàn UPCoM, có khá nhiều mã tăng giá, như FOX, MVN, QNS, VEA, VTPVGT, diễn biến này tốt hơn hẳn so với đầu phiên sáng.

Ngược lại UPCoM, chỉ số chính sàn HNX lại giảm dưới tham chiếu và chưa thấy tín hiệu hồi, có lẽ do áp lực lớn từ những Large Cap như BAB, CEO, KSF, NVB, SHS… hay PVS.

Trên sàn HOSE vào khoảng giữa phiên sáng nay, tình trạng có vẻ sáng hơn so với đầu phiên, nhưng chủ yếu ở các mã vốn hóa vừa và nhỏ. trên nhóm Large Cap, số cổ phiếu giảm giá vẫn nhiều hơn hẳn, trong đó có nhiều mã khủng. MWG đứng đầu trong danh sách giảm giá ở nhóm Large Cap này, tiếp sau là VIC, VRE. Ngược lại, NVL nổi lên như là điểm sáng, đúng hơn là điểm tím thu hút những ai yêu thích bộ môn bắt đáy. VCBPNJ cũng là những Large Cap đạt mức tăng giá khá ấn tượng trong suốt nửa phiên sáng.

Một số nhóm ngành lớn trên sàn HOSE đang có diễn biến dễ thở hơn so với đầu phiên, cụ thể là nhiều cổ phiếu đang quay về tham chiếu, hoặc thậm chí tăng giá nhẹ, ví dụ như tại nhóm ngân hàng, BĐS hay thực phẩm. Tuy nhiên sắt thép đang có diễn biến xấu đi, ngoài ra chứng khoán, bán lẻ, điện… vẫn đang chìm trong sắc đỏ. Ở các nhóm nhỏ hơn, nổi bật lên có ô tô, dịch vụ vận tải, giấy…

NVL chào sàn trong sắc đỏ, nhưng chỉ sau vài phút là đổi màu xanh, thậm chí có lúc tím. Đến giữa phiên sáng nay, cổ phiếu này đang tăng hơn 5%, với lực đẩy từ khối nội. NĐT nước ngoài đang bán ròng hơn 20 tỷ đồng ở đây. Gần đây NVL cũng ra tin khá sốc, rằng dù có hơn 30 ngàn tỷ tiền mặt (trên BCTC hợp nhất) nhưng doanh nghiệp vẫn khó có thể trả hết nợ đến hạn, tuy nhiên diễn biến thị giá cổ phiếu này có vẻ nhưng đang muốn tạo đáy, chờ công ty ra BCTC Q4. Trong các tên tuổi nhóm BĐS nhà ở sáng nay, dĩ nhiên NVL đang nổi bật hơn tất cả.

Nhóm BĐS nhà ở đang có nhiều sắc xanh nổi lên hơn so với đầu phiên, dù đa số những mã xanh đó chỉ tăng dưới 2% (trừ NVL). Bỏ qua những cổ phiếu vốn hóa nhỏ, thì có 1 số tên tuổi tăng giá đáng chú ý như PDR, SCR, DXG

Nhóm sắt thép bay khá nhiều màu xanh, thay vào đó là màu đỏ. HPG đang phân vân tại tham chiếu, nhưng 2 đại gia khác sớm xanh thì nay đã chuyển qua đỏ là HSGNKG. Ngoài ra, không ít tên tuổi khác đang giảm giá hơn 2%, ví dụ như POM, SHA, SMC, VGS

Mở cửa: VN-Index giảm nhẹ 

VN-Index mở cửa chỉ giảm chừng nửa điểm, nhưng số cổ phiếu giảm giá trên sàn HOSE thực sự nhiều hơn hẳn số tăng giá. Trong nhóm VN30, tương quan cũng nghiêng hẳn về số giảm giá, trong đó có rất nhiều mã vốn hóa khủng.

Như vậy mức giảm điểm của VN-Index có lẽ chưa thể hiện chính xác những gì đang xảy ra trên sàn HOSE. Lưu ý, chỉ số nhiều sàn châu Á cũng đang giảm mạnh cùng thời gian này, cho nên NĐT đừng ngạc nhiên nếu VN-Index còn rơi thêm trong những phút tới.

Tại thời điểm mở cửa, nhóm VN30 có 17 mã giảm giá, so với 8 tăng giá. VCB nổi bật với mức tăng lẻ loi hơn 2%, GASVNM là 2 ông lớn khác cũng tăng giá, nhưng mức tăng chỉ chưa đến 1%. Ngược lại bên giảm giá có rất nhiều mã vốn hóa khủng, bao gồm cả VIC, VHM, VRE, SAB, MWG… và những cổ phiếu ngân hàng.

Đa số các nhóm ngành hàng đầu trên sàn HOSE đều có số cổ phiếu giảm giá chiếm quá bán, trong đó có nhóm ngân hàng, BĐS, bán lẻ, dầu khí, chứng khoán… Sắt thép dù vẫn có không ít mã tăng giá, trong đó có cả HSGNKG, nhưng HPG và nhiều mã nhỏ khác lại giảm giá nhẹ. Chỉ có nhóm thực phẩm, với đầu tàu VNM là đang tạm coi là có nhiều sắc xanh.

2 chỉ số HNX-Index và UPCoM-Index xanh đồng loạt từ sớm (dù mức tăng không lớn) và kéo dài gần như suốt 15 phút cho đến khi HOSE khớp ATO. Sau đó, HNX-Index cũng rơi ngay xuống dưới tham chiếu, với hàng loạt Large Cap giảm giá như THD, VCS, MBS, SHS, KSF, CEO… hay thậm chí NVB còn giảm tới 7%. Tuy nhiên chỉ số sàn UPCoM vẫn còn cố gắng giữ sắc xanh, với lực đỡ từ những Large Cap ít ỏi như VTP, ACV, TVN

Nhóm ngân hàng trên sàn HOSE chỉ có mỗi VCB tăng giá khi mở cửa, còn lại có đến 9 đại gia khác giảm giá, trong đó có HDB, OCB, EIB, VIB… giảm hơn 1%. Nếu nhìn cả 3 sàn, nhóm ngân hàng cũng phủ đầy sắc đỏ.

Khá nhiều cổ phiếu được cho là có liên quan đến đầu tư công tăng giá ngay hoặc chỉ sau ATO vài phút, trong đó có HHV, C4G, PLC, FCN, CTI, G36

Hoàng Nam

FILI

Các tin tức khác

>   Vietstock Daily 29/12/2022: Tăng trong nghi ngờ (28/12/2022)

>   Thị trường chứng quyền 29/12/2022: Thanh khoản thị trường xuống thấp nhất 9 tháng (28/12/2022)

>   Chứng khoán phái sinh Ngày 29/12/2022: Sự giằng co lại xuất hiện (28/12/2022)

>   Nhịp đập Thị trường 28/12: Thêm một phiên phục hồi với thanh khoản sụt giảm (28/12/2022)

>   Vietstock Daily 28/12/2022: Khối lượng giao dịch tiếp tục duy trì ở mức thấp (27/12/2022)

>   Chứng khoán phái sinh Ngày 28/12/2022: Hồi phục trở lại (27/12/2022)

>   Thị trường chứng quyền 28/12/2022: Thị trường phục hồi với thanh khoản giảm sâu (27/12/2022)

>   Nhịp đập Thị trường 27/12: Lấy lại mốc 1,000 điểm (27/12/2022)

>   Vietstock Daily 27/12/2022: Đà giảm đã quay trở lại (26/12/2022)

>   Thị trường chứng quyền 27/12/2022: Cơ sở “tụt huyết áp”, chứng quyền lao dốc (26/12/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật