Thứ Ba, 06/12/2022 16:44

Dòng vốn ETF vào ròng tháng 11 mạnh nhất trong 19 tháng 

Thống kê của SSI Research chỉ ra tổng giá trị vào ròng của các quỹ ETF đạt 6,981 tỷ đồng trong tháng 11 - mức cao nhất kể từ tháng 4/2021. Không chỉ riêng dòng vốn ngoại từ quỹ ETF, các quỹ chủ động cũng đồng loạt giải ngân trong tháng 11.

SSI Research đánh giá nhịp giảm mạnh của thị trường trong tháng 10 và nửa đầu tháng 11 đã kích hoạt dòng vốn giải ngân vào thị trường cổ phiếu Việt Nam. Dòng tiền tích cực lan tỏa ở nhiều quỹ ETF khi có tới 9/14 quỹ ghi nhận dòng vốn tăng thêm trong tháng.

Trong đó, nổi bật nhất là các quỹ Fubon (2,722 tỷ đồng), VNDiamond (1,952 tỷ đồng), VanEck (972 tỷ đồng), VFM VN30 (689 tỷ đồng), VNFIN Lead (468 tỷ đồng) và FTSE Vietnam (354 tỷ đồng).

Ngược lại, chỉ có 2 quỹ bị rút ròng với giá trị không đáng kể là Mirae Asset VN30 (166 tỷ đồng) và Premia Vietnam (46 tỷ đồng).

Tổng giá trị vào ròng của các quỹ ETF đạt 6,981 tỷ đồng trong tháng 11 - mức cao nhất kể từ tháng 4/2021. Lũy kế từ đầu năm, dòng vốn ETF ghi nhận giá trị kỷ lục là 18,849 tỷ đồng, vượt xa giá trị 13,522 tỷ đồng của cả năm 2021.

Dòng vốn ETF từ đầu 2020 đến nay
(Đvt: triệu USD)
Nguồn: EPFR Global

16,900 tỷ đồng vốn ngoại vào Việt Nam

Ngoài dòng vốn ngoại từ quỹ ETF, dòng tiền từ các quỹ chủ động cũng đồng loạt giải ngân trong tháng 11. Tổng giá trị vào ròng tháng 11 ghi nhận gần 900 tỷ đồng, mức cao nhất kể từ tháng 12/2019.

Điều này đã giúp các quỹ chủ động thu hẹp mức rút ròng, chỉ còn gần 500 tỷ đồng cho 11 tháng đầu năm. Tín hiệu tích cực từ các quỹ chủ động là cường độ giải ngân khá đồng đều, bao gồm các quỹ nội và quỹ ngoại và trải dài xuyên suốt tháng 11.

Dòng vốn các quỹ chủ động ở Việt Nam từ 2020 đến nay
(Đvt: triệu USD)
Nguồn: EPFR Global

Khối ngoại đẩy mạnh mua vào trong tháng, với tổng giá trị mua ròng đạt 16,900 tỷ đồng trên toàn thị trường, mức cao nhất theo tháng kể từ tháng 5/2018 (22,800 tỷ đồng). Nhờ sự tham gia tích cực, tỷ trọng giao dịch của khối ngoại đạt 14% trong tháng 11, cao hơn mức 11.1% ở tháng 10 và bỏ xa mức 8.3% bình quân 11 tháng đầu năm 2022.

Thu hút dòng tiền mạnh từ khối ngoại là các mã vốn hóa trụ cột đầu ngành, chủ yếu ở nhóm bất động sản (VHM 1,700 tỷ đồng, KDH 1,200 tỷ đồng, VIC 842 tỷ đồng), tài chính (STB 13,000 tỷ đồng, SSI 1,000 tỷ đồng, CTG 745 tỷ đồng), tiêu dùng (MSN 1,000 tỷ đồng, VNM 648 tỷ đồng).

Sự đột phá của dòng tiền khối ngoại trong tháng 11 theo SSI Research một phần đến từ thị trường chứng khoán Việt Nam đã đi ngược lại phần lớn diễn các thị trường khác trên thế giới trong tháng 10 và dòng tiền khối ngoại vào Việt Nam cũng thường có độ trễ so với các nước khác.

Các biến chuyển tích cực ở các yếu tố liên quan đến thị trường trái phiếu doanh nghiệp (các doanh nghiệp chủ động thu xếp nguồn vốn hoặc gia hạn thời gian hoàn trả cho trái chủ) và tỷ giá (tỷ giá USD/VND giảm 1.8% so với cuối tháng 10 tính đến ngày 02/12, sau khi tăng hơn 4% trong tháng 10) giúp giải quyết tâm lý thị trường trong ngắn hạn.

Thế Mạnh

FILI

Các tin tức khác

>   SSI Research: Thị trường đang đi vào vùng nhạy cảm, dễ phản ứng mạnh với rủi ro (06/12/2022)

>   Góc nhìn 06/12: Dần đi vào giai đoạn tích lũy? (05/12/2022)

>   SSI Research: Nhu cầu điện 2023 sụt giảm, thủy văn kém thuận lợi (05/12/2022)

>   3 yếu tố giúp NĐT vượt qua “giông tố” cùng “Bí mật đồng tiền” (05/12/2022)

>   Nên mua hay bán VHM, MWG và FMC? (05/12/2022)

>   Mirae Asset: P/E thị trường có thể trở lại vùng 12-13 lần vào cuối tháng 12 (05/12/2022)

>   Chứng khoán Việt trước làn sóng giảm bớt đòn bẩy (05/12/2022)

>   Chứng khoán tháng 12 sẽ lên lại 1,200 điểm? (05/12/2022)

>   Chuyên gia SSI: Yếu tố nhà đầu tư ngoại chỉ là một phần, cần quan tâm tới nội tại của thị trường (04/12/2022)

>   Góc nhìn tuần 05 - 09/12: Có áp lực điều chỉnh (04/12/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật