Ai nghĩ ra phương pháp đầu tư CANSLIM?
CANSLIM là phương pháp lựa chọn cổ phiếu được nhiều nhà đầu tư ưa chuộng nhằm tìm kiếm lợi nhuận trong ngắn hạn.
|
Ai là người sáng tạo ra phương pháp CANSLIM?
- William O’Neil
- Warren Buffett
- Benjamin Graham
- Peter Lynch
CANSLIM là phương pháp lựa chọn cổ phiếu được William O’Neil – một nhà môi giới chứng khoán rất thành công ở Los Angeles phát minh. Phương pháp này sử dụng 7 tiêu chí để chọn cổ phiếu, được thể hiện qua các chữ cái C-A-N-S-L-I-M, qua đó đòi hỏi phải mua và bán cổ phiếu liên tục, hấp dẫn các nhà đầu tư lướt sóng, ngắn hạn.
|
|
Chữ S trong CANSLIM nghĩa là?
- Sell and Buy
- Surge and Down
- Short and Long
- Supply and Demand
Đó là Supply and Demand – Cung và cầu. O’Neill khuyên nhà đầu tư nên chọn những cổ phiếu đang trong trạng thái được mua nhiều, thậm chí khan hiếm nguồn cung. Tuy nhiên, nhà đầu tư cần chú ý, các công ty có thể mua lại một phần cổ phiếu của chính họ từ thị trường để tạo nhu cầu bổ sung và sau đó làm tăng giá.
Những chữ cái còn lại trong CANSLIM có nghĩa: (C) Current Quarterly Earnings – Thu nhập hàng quý; (A) Annual Earnings Growth – Tăng trưởng thu nhập hàng năm; (N) New Product, Service, Management, Price Breakout – Sản phẩm mới, dịch vụ và quản lý mới, đột phá về giá; (L) Leader or Laggard – Dẫn đầu hoặc tụt hậu; (I) Institutional Sponsorship – Nhà đầu tư tổ chức; (M) Market Direction – Hướng thị trường.
|
|
Có phải mọi loại hình thị trường đều áp dụng được CANSLIM?
Phương pháp này dùng để tìm các cổ phiếu tăng trưởng cao trong một thị trường đang tăng giá. Trong đó, điểm chung là tìm ra thời điểm thị trường xu hướng tăng (uptrend) để tham gia và thoát khỏi thị trường khi xuất hiện xu hướng giảm (downtrend). Sau khi xác định được thị trường tốt, nhà đầu tư lọc ra các nhóm ngành tiềm năng nhất, cổ phiếu mạnh, có sức tăng trưởng để mua, tránh mua bán lan man.
O’Neil dùng các điểm mua bán theo phân tích kỹ thuật tối ưu, theo dòng tiền lớn chứ không nắm giữ bất chấp, đặc biệt không mua bình quân giá xuống, không bắt đáy, không quan tâm cổ tức hay chỉ số P/E, đúng thì gia tăng, sai thì cắt lỗ dù doanh nghiệp có tốt đến đâu. Điều này phù hợp với đầu tư ngắn hạn, lướt sóng, không áp dụng trong đầu tư dài hạn, mua theo giá trị.
|
Trạng Chứng
FILI
|