21/12: Đọc gì trước giờ giao dịch chứng khoán?
Cùng điểm lại những tin tức tài chính trong nước và quốc tế đáng chú ý diễn ra trong 24h qua trước giờ giao dịch hôm nay.
* Ngành thép tìm điểm sáng trong năm 2023. Theo báo cáo từ Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), sản xuất và nhu cầu thép trong suốt năm 2022 vừa qua được đánh giá chưa thực sự tốt, nhiều doanh nghiệp đối mặt với khó khăn do chi phí tăng cao, giá thép biến động mạnh và lượng hàng tồn kho lớn. >>>
* Nỗi ám ảnh từ cuộc Đại suy thoái quay trở lại. Tâm lý bi quan đang bao trùm các triệu phú đầu tư tại Mỹ. Kể từ cuộc khủng hoảng tài chính và Đại suy thoái cách đây hơn một thập kỷ, họ chưa từng bi quan như thế này. >>>
* Tự doanh 20/12: Mua ròng HPG mạnh nhất, bàn ròng mạnh NVL. Phiên 20/12, khối tự doanh công ty chứng khoán giao dịch khá cân bằng với mức bán ròng chỉ 1.5 tỷ đồng. HPG là mã được mua ròng mạnh nhất với giá trị 26.5 tỷ đồng, NVL bị bán ròng mạnh với giá trị 88.7 tỷ đồng. >>>
* Bloomberg: Áp lực thanh khoản khổng lồ trên thị trường bất động sản Việt Nam. Rủi ro thanh khoản ngày càng lớn dần trong lĩnh vực bất động sản và có thể đe dọa tới đà tăng trưởng của đất nước hình chữ S. >>>
* SSI sắp phát hành ESOP tối đa 10 triệu cp . HĐQT CTCP Chứng khoán SSI (HOSE: SSI) thông qua quyết nghị triển khai phương án phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động (ESOP), với tổng cộng tối đa 10 triệu cp. >>>
* Niềm tin của doanh nghiệp Trung Quốc xuống thấp nhất gần thập kỷ. Niềm tin của khối doanh nghiệp Trung Quốc giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 1/2013, điều này cho thấy việc số lượng ca nhiễm COVID-19 gia tăng sau khi chính phủ đột ngột dỡ bỏ nhiều biện pháp kiểm dịch đang tác động tiêu cực đến hoạt động kinh tế. >>>
* Gói hỗ trợ lãi suất 2%: ‘Doanh nghiệp cảm thấy khó lắm, khó vô cùng’. Nhiều doanh nghiệp phản ánh gặp khó khăn khi muốn tiếp cận gói hỗ trợ lãi suất 2%, một trong những chính sách được kỳ vọng giúp doanh nghiệp vực dậy sau đại dịch Covid-19. >>>
* Chính sách ngân hàng 2022: Xoay quanh trái phiếu và tín dụng (kỳ 1). Ngành ngân hàng năm 2022 nổi lên những câu chuyện xoay quanh trái phiếu và tín dụng, do đó các chính sách cũng hình thành từ câu chuyện tín dụng của ngân hàng. >>>
* Để sàn giao dịch lúa gạo không đi vào ‘vết xe đổ’. Việc thiết lập sàn giao dịch gạo và phụ phẩm ngành gạo nói riêng cũng như ngành nông nghiệp nói chung là cần thiết. Tuy nhiên, câu hỏi được đặt ra là làm sao để xây dựng thành công, tránh “vết xe đổ” của những sàn giao dịch hàng hoá đã xây dựng trước đó. >>>
* Kido sẽ bán lại 22.5 triệu cổ phiếu quỹ cho một tập đoàn đa quốc gia. Sáng ngày 20/12, CTCP Tập đoàn Kido (HOSE: KDC) tổ chức ĐHĐCĐ bất thường với nhiều nội dung xoay quanh cổ phiếu quỹ, chia cổ tức và chiến lược đẩy mạnh liên doanh liên kết với công ty đa quốc gia trong năm 2023. >>>
* Khối ngoại rót tiền mua 25% vốn VPD. Tại phiên giao dịch sáng 20/12/2022, có hơn 26.6 triệu cp của CTCP Phát triển Điện lực Việt Nam (HOSE: VPD) được khối ngoại mua vào theo hình thức thỏa thuận. >>>
* Ủy ban Chứng khoán Nhà nước sẽ cảnh báo sớm rủi ro cho các nhà đầu tư. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước sẽ rà soát tổng thể các quy định tại Luật Chứng khoán và các văn bản hướng dẫn nhằm khắc phục ngay những bất cập, vướng mắc, khôi phục niềm tin và sẽ có những cảnh báo sớm đối với nhà đầu tư về các rủi ro nếu có của thị trường chứng khoán. >>>
* KIDO sẽ thoái vốn khỏi chuỗi Chuk Tea & Coffee. Ngày 16/12/2022, HĐQT CTCP Tập đoàn KIDO (HOSE: KDC) đã thông qua quyết định thoái vốn khỏi Chuk Tea & Coffee (tiền thân là Chuk Chuk) - chuỗi cửa hàng F&B từng được Công ty đặt nhiều kỳ vọng hồi đầu năm. >>>
* Việc tăng lãi suất của Fed gần đây có ý nghĩa thế nào với Việt Nam?. ACBS duy trì kỳ vọng lãi suất chính sách chính có thể tăng dần 50 điểm cơ bản vào cuối năm 2022 và tăng thêm 100-200 điểm cơ bản vào năm 2023. >>>
* Một tổ chức không còn là cổ đông lớn của GEX. Trong thời gian từ 14-19/12/2022, Công ty TNHH MTV Đầu tư GEX đã bán xong 80 triệu cp của CTCP Tập đoàn GELEX (HOSE: GEX) đăng ký trước đó, theo phương thức khớp lệnh và thỏa thuận. >>>
* Vì sao nhiều ngân hàng giảm lãi suất cho vay?. Thị trường đang chứng kiến một làn sóng giảm lãi suất cho vay khá ồ ạt và có phần gấp gáp của các ngân hàng thương mại (NHTM). Đáng chú ý, việc giảm lãi suất này diễn ra trong bối cảnh hệ thống ngân hàng vừa trải qua một đợt thiếu hụt thanh khoản và những khó khăn cũng chưa hoàn toàn qua đi trong tháng cuối năm này. >>>
THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
* APH điều chỉnh tăng lãi suất trái phiếu phát hành năm 2021
* CMV được giảm mức phạt từ gần 9 tỷ xuống còn hơn 285 triệu đồng
* Cơ hội nào cho quỹ đầu tư bất động sản tại Việt Nam?
* HNP chốt quyền tạm ứng cổ tức tiền mặt, tỷ lệ 12%
TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
VĨ MÔ ĐẦU TƯ
* Vụ Công ty Alibaba: Lời khai bất ngờ của các 'nữ tướng' dưới trướng ông trùm
* Lại tung chiêu dụ khách hàng mua đất nền vùng ven
* Giám đốc Công an thông tin về vụ án liên quan đại gia ‘điếu cày’ Lê Thanh Thản
TÀI CHÍNH THẾ GIỚI
* WB hạ dự báo tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc năm 2022
* Anh công bố mẫu tiền giấy mới
* Lần đầu tiên một cựu tổng thống Mỹ bị Quốc hội đề nghị truy tố hình sự
* Kinh tế Argentina có cần một cúp vàng World Cup?
* Nước Anh đánh mất “ngôi vương” trên thị trường tài chính châu Âu
Nhật Quang
FILI
|