Thứ Sáu, 04/11/2022 14:21

"Trùm xăng dầu" Thanh Lễ lỗ ròng gần 170 tỷ đồng trong quý 3

Bức tranh quý 3/2022 của Tổng Công ty Thương mại Xuất nhập khẩu Thanh Lễ - CTCP (Thalexim, UPCoM: TLP) ảm đạm khi ghi nhận lỗ ròng gần 170 tỷ đồng, cùng kỳ năm trước chỉ lỗ gần 8 tỷ đồng. 

Kết quả kinh doanh hợp nhất quý 3 và 9 tháng năm 2022 của TLP (Đvt: Tỷ đồng)

Quý 3, TLP ghi nhận doanh thu tăng vọt, gấp 4.5 lần cùng kỳ, lên 7,631 tỷ đồng. Phần gia tăng tới từ doanh thu bán hàng chiếm 87% (đạt hơn 6,630 tỷ đồng, gấp 4.2 lần); doanh thu kinh doanh bất động sản chiếm 11% (gần 805 tỷ đồng, gấp 6 lần); còn lại là thu từ dịch vụ.

Tuy nhiên, do kinh doanh dưới giá vốn, “ông trùm” xăng dầu khu vực Bình Dương lỗ gộp gần 25 tỷ đồng, trong khi quý 3/2021 lãi gần 49 tỷ đồng.

Doanh thu tài chính của TLP tăng đáng kể, đạt hơn 12 tỷ đồng (gấp 2.5 lần cùng kỳ), chủ yếu từ lãi chênh lệch tỷ giá (hơn 9.3 tỷ đồng).

Trong kỳ, chi phí tài chính tăng mạnh, gần 56.5 tỷ đồng (gấp 7.4 lần), do gánh nặng lãi vay hơn 33 tỷ đồng (gấp 4.6 lần) và lỗ chênh lệch tỷ giá hơn 23 tỷ đồng (gấp 43.5 lần). Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp đều tăng, lần lượt đạt 90.3 tỷ đồng (gấp 2.2 lần) và hơn 24.4 tỷ đồng (tăng 76%).

Điểm sáng đáng chú ý kỳ này đến từ lãi trong công ty liên doanh, liên kết hơn 17 tỷ đồng (cùng kỳ không ghi nhận). Tuy nhiên, do ảnh hưởng của một số điểm tối kể trên, TLP lỗ ròng gần 170 tỷ đồng (cùng kỳ lỗ gần 7.7 tỷ đồng).

Lãi ròng các quý gần đây của TLP

Giải thích về kết quả lỗ trong quý 3, TLP cho biết do giá thế giới đảo chiều liên tục, Nhà nước liên tục điều chỉnh giảm giá bán lẻ các mặt hàng xăng dầu trong quý 3, dẫn đến kết quả kinh doanh lỗ, trong khi nguồn hàng khan hiếm, chi phí đưa xăng dầu từ nước ngoài về Việt Nam, từ nhà máy lọc dầu về cảng tăng cao, đồng thời các chi phí lãi vay, tỷ giá ngoại tệ cũng ngày càng tăng cao.

Bức tranh ảm đạm quý 3 khiến kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm của TLP cũng trở nên bết bát. Cụ thể, dù doanh thu thuần vẫn tăng tới 123%, đạt 18,572 tỷ đồng, nhưng vì kinh doanh dưới giá vốn, TC6 lỗ ròng hơn 76 tỷ đồng.

Tính đến 30/09/2022, tổng tài sản của TLP đạt hơn 8,510 tỷ đồng, tăng 7% so với đầu năm. Trong đó, tiền và các khoản tương đương tiền; các khoản phải thu là hai khoản tăng mạnh nhất khi đạt lần lượt 1,435 tỷ đồng (gấp 2 lần) và gần 2,053 tỷ đồng (tăng 33%).

Tại thời điểm này, nợ phải trả tăng 13%, lên 5,894 tỷ đồng. Nguyên nhân chủ yếu do phải trả người bán ngắn hạn tăng 46%, lên gần 1,367 tỷ đồng và phải trả ngắn hạn khác hơn 2,436 tỷ đồng (gấp 8 lần). Ngược lại, vay nợ của Công ty giảm hơn một nửa, còn hơn 1,400 tỷ đồng.

Thế Mạnh

FILI

Các tin tức khác

>   Lỗ chênh lệch tỷ giá khiến GE2 có quý 3 đi lùi (04/11/2022)

>   Xi măng Bỉm Sơn lỗ ròng hơn 36 tỷ đồng trong quý 3 (04/11/2022)

>   Thấy gì từ khối tài sản ngàn tỷ của An Phú? (07/11/2022)

>   LPB122010: Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã nhận được đủ tài liệu báo cáo phát hành cổ phiếu trả cổ tức để tăng vốn điều lệ của Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (04/11/2022)

>   TAR: Ngày đăng ký cuối cùng trả cổ tức bằng cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu (04/11/2022)

>   SZB: Ngày đăng ký cuối cùng trả cổ tức bằng tiền mặt (04/11/2022)

>   VC3: Ngày đăng ký cuối cùng lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản (04/11/2022)

>   CEO Trungnam Group: Năng lượng tái tạo muốn thu được tiền phải làm tới cùng (04/11/2022)

>   Bệnh viện Quốc tế Thái Nguyên giảm 26% lãi ròng trong quý 3 (05/11/2022)

>   PCH: Báo cáo tài chính quý 3/2022 (công ty mẹ) (04/11/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật