Thứ Năm, 03/11/2022 08:41

Tính độc lập trong bộ phận kiểm toán nội bộ chưa được đảm bảo hoàn toàn

Ngày 02/11/2022, Phân Viện Kiểm toán viên Nội bộ Quốc tế tại Việt Nam (IIA Việt Nam) đã báo cáo kết quả khảo sát thực trạng triển khai kiểm toán nội bộ (KTNB) tại Việt Nam.

IIA Việt Nam đã thực hiện đề án khảo sát thực trạng triển khai KTNB tại Việt Nam năm 2022 nhằm mục đích khảo sát thực trạng việc thành lập và hoạt động của chức năng KTNB tại các doanh nghiệp trong phạm vi Nghị định 05. Cuộc Khảo sát được triển khai ở các công ty niêm yết; doanh nghiệp mà Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ là công ty mẹ hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con; doanh nghiệp Nhà nước là công ty mẹ hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con.

Tại buổi hội thảo, ông Hoàng Đức Hùng – Chủ tịch IIA Việt Nam cho biết: “77% các doanh nghiệp phản hồi đã thành lập bộ phận KTNB, trong đó 41% phản hồi bộ phận KTNB đã được thành lập và đi vào hoạt động từ 1 năm tới 3 năm. Đây là một tín hiệu tốt, thể hiện thị trường đã có những doanh nghiệp đặc biệt quan tâm tới các thông lệ tốt về quản trị công ty và đầu tư nguồn lực để xây dựng bộ phận KTNB hoạt động hiệu quả theo các yêu cầu pháp lý và thông lệ quốc tế”.

Đối với nhóm các doanh nghiệp tham gia khảo sát đã tổ chức bộ phận KTNB, kết quả cho thấy phần lớn bộ phận KTNB đã được thành lập với các Quy chế KTNB và đã có xây dựng các quy trình thủ tục KTNB áp dụng Chuẩn mực KTNB Việt Nam và Khung thực hành chuyên môn về KTNB quốc tế (IPPF). Bộ phận KTNB đã nhận được sự hỗ trợ cần thiết từ Hội đồng Quản trị (HĐQT) trong việc lập và triển khai kế hoạch kiểm toán dựa trên mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp.

“Tuy nhiên, tính độc lập và vị thế của bộ phận KTNB trong các nhóm doanh nghiệp được khảo sát và phỏng vấn chưa được đảm bảo hoàn toàn. Có tới 22% các doanh nghiệp được khảo sát trên sàn HOSE cho thấy KTNB vẫn giữ kiêm nhiệm hoặc tham gia trực tiếp vào hoạt động kinh doanh. Ngoài ra, bộ phận KTNB không được giám sát/chỉ đạo trực tiếp bởi một thành viên độc lập không điều hành thuộc HĐQT dẫn tới bộ phận KTNB không thực sự độc lập về tổ chức”, ông Nguyễn Ngọc Thành – Phó Chủ tịch IIA Việt Nam cho biết.

Nguồn: IIA

Ngoài ra, báo cáo khảo sát cũng cho thấy một số hạn chế/khó khăn của các doanh nghiệp tham gia khảo sát đã tổ chức bộ phận KTNB trong các lĩnh vực liên quan tới phối kết hợp và tương tác giữa KTNB với các bên có liên quan, hoạt động đào tạo, đảm bảo và nâng cao chất lượng hoạt động, xây dựng hệ thống chỉ tiêu KPIs để đánh giá kết quả, áp dụng CNTT vào hoạt động KTNB, v.v…

Kết quả khảo sát cũng cho thấy 42% đối tượng tham gia khảo sát cho rằng HĐQT chưa hoặc không đặt trọng tâm Môi trường – Xã hội – Quản trị (ESG) trong phạm vi đánh giá của KTNB và chưa có định hướng tích hợp ESG vào chiến lược KTNB trong tương lai.

14% các doanh nghiệp tham gia khảo sát sử dụng bộ phận KTNB thuê ngoài, với các lý do được chia sẻ bao gồm (i) kỳ vọng về kỹ năng chuyên môn và tính chuyên nghiệp của các tổ chức cung cấp dịch vụ KTNB; (ii) tối ưu lợi ích và chi phí mang lại trong hoạt động này; và (iii) hạn chế về định biên, hoặc khó khăn trong việc tìm nhân sự đủ năng lực và kinh nghiệm. Phần lớn các doanh nghiệp được khảo sát thể hiện sự hài lòng với dịch vụ KTNB thuê ngoài theo 4 cấu phần của hoạt động KTNB.

“Khi triển khai phỏng vấn một số doanh nghiệp niêm yết, chúng tôi nhận thấy có một số doanh nghiệp cho rằng khi sử dụng KTNB thuê ngoài thì không cần thiết phải bổ nhiệm người phụ trách KTNB nữa. Đây là nhận thức chưa đúng đắn bởi mặc dù thuê ngoài hoạt động KTNB, các doanh nghiệp vẫn cần bổ nhiệm người phụ trách KTNB để rà soát công việc của KTNB thuê ngoài và chịu trách nhiệm về chất lượng KTNB thuê ngoài trước HĐQT”, bà Đinh Thị Hương Giang – Phó chủ tịch IIA nhấn mạnh.

Đáng chú ý, có 9% các doanh nghiệp được khảo sát chưa triển khai chức năng KTNB. Một số khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai, bao gồm hạn chế về ngân sách; hạn chế về định biên nhân sự; lúng túng trong cách thức triển khai và vận hành; thiếu nhân lực có trình độ chuyên môn.

Nguồn: IIA

Phương Châu

FILI

Các tin tức khác

>   MIM: Nghị quyết HĐQT phê duyệt chương trình Đại hội đồng cổ đông thường niên 2022 (03/11/2022)

>   SEB: Nghị quyết Hội đồng quản trị (03/11/2022)

>   FLC: BCTC Quý 03.2020 (02/11/2020)

>   FLC: BCTC Quý 03.2021 (01/11/2021)

>   FIT: BCTC Quý 04.2020 (01/02/2021)

>   FIT: BCTC Quý 01.2021 (04/05/2021)

>   FIT: BCTC Quý 02.2021 (02/08/2021)

>   FIT: BCTC Quý 02.2021 (02/08/2021)

>   FIT: BCTC Quý 02.2021 (25/08/2021)

>   FIT: BCTC Quý 03.2021 (26/10/2021)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật