Thứ Năm, 10/11/2022 13:15

SSI Research: Các quỹ cổ phiếu được rót ròng 29 tỷ USD trong tháng 10

Trong báo cáo Cập nhật diễn biến dòng vốn đầu tư toàn cầu tháng 10/2022, Bộ phận Phân tích của CTCK SSI (SSI Research) chỉ ra dòng tiền vào các tài sản tài chính đảo ngược xu hướng rút ròng trong 2 tháng trước đó. Tháng 10, các quỹ cổ phiếu được rót ròng 29 tỷ USD, mức vào ròng đầu tiên sau 3 tháng.

Dòng tiền vào các tài sản tài chính đảo ngược xu hướng rút ròng trong 2 tháng trước đó. Tâm lý thị trường có sự cải thiện trong tháng 10, khi các rủi ro liên quan đến việc thắt chặt chính sách tiền tệ, suy thoái hay rủi ro địa chính trị như giữa Nga và Ukraine đã phản ánh phần lớn trong định giá của thị trường trong 9 tháng đầu năm và không có nhiều diễn biến bất ngờ mang tính tiêu cực xảy ra trong tháng.

Trong khi đó, kết quả kinh doanh của các công ty niêm yết trên thị trường Mỹ quý 3 vẫn cho thấy các yếu tố tích cực, cũng như việc thị trường phản ánh xác suất cao khả năng Fed sẽ chậm dần tốc độ tăng lãi suất kể từ tháng 12 đã kích hoạt dòng vốn rót vào các quỹ cổ phiếu (rót ròng 29 tỷ USD, mức vào ròng đầu tiên sau 3 tháng).

Bên cạnh đó, các quỹ tiền tệ cũng ghi nhận mức vào ròng lớn (hơn 131 tỷ USD - cao nhất kể từ tháng 4/2020) cho thấy mức độ sẵn sàng của dòng tiền giải ngân vào các tài sản rủi ro. Dòng vốn vào quỹ cổ phiếu thị trường phát triển (DM) bật nhanh từ mức rút ròng trước đó. Dòng vốn ở thị trường phát triển vào ròng gần 25 tỷ USD, mức cao nhất kể từ tháng 3 năm nay với đóng góp chủ yếu đến từ thị trường Mỹ (giải ngân lên tới 35 tỷ USD - chủ yếu từ các quỹ ETF (vào ròng 49.7 tỷ USD).

Các quỹ chủ động vẫn tương đối thận trọng trong giai đoạn này, khi tiếp tục rút ròng và điều này cũng thể hiện rõ nét thông qua khảo sát mới nhất từ BofA, khi phần nhiều các nhà quản lý quỹ đều đang phòng thủ trong việc giải ngân vào cổ phiếu.

Dòng vốn vào cổ phiếu thị trường mới nổi (EM) cải thiện, vào ròng 4.2 tỷ USD, chủ yếu đến từ các quốc gia ngoại trừ Trung Quốc. Dòng tiền vào thị trường chứng khoán Trung Quốc kém tích cực hơn trong tháng 10, khi chỉ vào ròng 6.4 tỷ USD (giảm 26% so với tháng trước). Dòng tiền vào các quốc gia trong khu vực đều ghi nhận sự cải thiện đồng đều, đặc biệt là Thái Lan và Việt Nam khi đảo chiều vào ròng, từ rút ròng trong tháng 9.

Trong tháng 10, TTCK Việt Nam giảm mạnh sau sự kiện “thiên nga đen” liên quan đến thị trường TPDN và hệ thống ngân hàng, đã kích hoạt dòng tiền giải ngân từ nhóm quỹ ETF chủ động. Dòng vốn ETF phục hồi tích cực trong tháng 10. Nhiều quỹ ETF lớn đã ghi nhận sự đảo chiều của dòng tiền sau nhiều tháng bị rút ròng và đón nhận lượng vốn vào khá tốt như VNDiamond (+835 tỷ đồng), VFM VN30 (+566 tỷ đồng), VanEck (+516 tỷ đồng). Bên cạnh đó, quỹ Fubon vẫn duy trì tốc độ giải ngân liên tục kể từ đầu năm 2022 và ghi nhận giá trị vào ròng 1.314 tỷ đồng trong tháng 10.

Nhờ vậy, tháng 10 được đánh giá một trong những tháng thành công của các quỹ ETF với tổng giá trị dòng vốn vào ròng lên đến 3.134 tỷ đồng, cao thứ hai kể từ đầu năm 2022 (chỉ sau tháng 5).

Tương tự, dòng tiền từ các quỹ chủ động tích cực trong tháng 10. Mặc dù các quỹ chủ động giải ngân thận trọng hơn so với các quỹ ETF, xu hướng tích cực là chủ đạo trong tháng 10, đặc biệt tập trung vào giai đoạn cuối tháng. Tổng giá trị vào ròng ghi nhận gần 700 tỷ đồng - mức cao nhất kể từ tháng 7/2021. Điều này đã giúp các quỹ chủ động thu hẹp mức rút ròng trong 10 tháng đầu năm, chỉ còn hơn 1,300 tỷ đồng.

SSI Research đánh giá kỳ vọng tích cực của thị trường chứng khoán Việt Nam trong dài hạn vẫn tương đối lớn và do vậy sẽ là yếu tố hỗ trợ xu hướng dòng tiền vào thị trường, ít nhất trong tháng 11. Tuy nhiên, trong trường hợp rủi ro vĩ mô tăng dần, dòng tiền đầu tư sẽ nhanh chóng đảo chiều rút vốn khỏi Việt Nam.

Đông Tư

FILI

Các tin tức khác

>   Cá mập PYN Elite lỗ chồng lỗ sau tháng 10 (10/11/2022)

>   Quỹ ETF trăm triệu đô lại gom mạnh cổ phiếu Việt (10/11/2022)

>   Giao dịch quỹ đầu tư: Dragon Capital dẫn đầu lực mua (06/11/2022)

>   Quỹ tỷ đô của Dragon Capital lỗ sâu hơn mức giảm của VN-Index (05/11/2022)

>   Quỹ trái phiếu VNDBF lãi gần 3.7 tỷ đồng trong quý 3/2022 (04/11/2022)

>   Quỹ ETF ngoại gom cổ phiếu Việt tuần thứ 4 liên tiếp, vẫn mua những cái tên quen thuộc (04/11/2022)

>   CapitaLand muốn đầu tư nhiều hơn vào bất động sản Việt Nam, Ấn Độ (03/11/2022)

>   Quỹ trái phiếu SSIBF lãi 69 tỷ đồng sau 9 tháng (02/11/2022)

>   VCBF-FIF thu về chưa đầy 2 tỷ đồng lãi trái phiếu trong quý 3/2022 (01/11/2022)

>   TCBF thu gần 335 tỷ đồng lãi trái phiếu trong quý 3/2022 (01/11/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật