Thứ Ba, 01/11/2022 12:02

Phấn đấu số nhà đầu tư chứng khoán đến năm 2030 đạt 10% dân số

Bộ Tài chính đang xin ý kiến về dự thảo quyết định “Phê duyệt Chiến lược phát triển thị trường chứng khoán đến năm 2030” với nhiều mục tiêu quan trọng được đề ra, bao gồm phấn đấu số nhà đầu tư đến năm 2030 đạt 10% dân số.

Trong chiến lược phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam đến năm 2030, có nhiều mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể để bám sát thực hiện.

Mục tiêu tổng quát là phát triển thị trường chứng khoán ổn định, an toàn, hiệu quả, bền vững, nâng cao khả năng chống chịu rủi ro, có cơ cấu hợp lý giữa các cấu phần thị trường, trở thành kênh huy động vốn trung và dài hạn chủ yếu cho nền kinh tế.

Đồng thời duy trì tăng trưởng về quy mô, chú trọng nâng cao chất lượng. Phát triển các công cụ tài chính xanh và đẩy mạnh công tác chuyển đổi số trong lĩnh vực chứng khoán. Xây dựng hệ thống quản lý, giám sát thị trường gắn liền với ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại.

Tăng cường liên kết và hội nhập quốc tế, từng bước thu hẹp về khoảng cách phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam so với các nước phát triển.

Về mục tiêu cụ thể, quy mô thị trường cổ phiếu đạt tối thiểu 100% GDP vào năm 2025 và đạt tối thiểu 120% GDP vào năm 2030. Quy mô thị trường trái phiếu đạt tối thiểu 47% GDP (trái phiếu doanh nghiệp đạt 20% GDP) vào năm 2025 và đạt tối thiểu 58% GDP (trái phiếu doanh nghiệp đạt 25% GDP) vào năm 2030.

Thị trường chứng khoán phái sinh tăng trưởng trung bình 20-30% mỗi năm giai đoạn 2021-2030.

Số lượng nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán đạt 8% dân số vào năm 2025 và 10% dân số vào năm 2030. Trong đó tập trung phát triển nhà đầu tư có tổ chức, nhà đầu tư chuyên nghiệp và thu hút sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài.

Tính đến 30/09/2022, số tài khoản chứng khoán tại Việt Nam đạt hơn 6.6 triệu tài khoản.

Tăng tỷ trọng trái phiếu Chính phủ do nhà đầu tư là tổ chức phi ngân hàng nắm giữ từ 55% vào năm 2025 và 60% vào năm 2030.

Đồng thời, cần nâng cao chất lượng quản trị công ty niêm yết trên mức bình quân khu vực Đông Nam Á. Áp dụng thông lệ về quản trị công ty, môi trường và xã hội tại các sở giao dịch chứng khoán và Tổng công ty Lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam, hướng tới yếu tố phát triển bền vững theo thông lệ quốc tế.

Thực hiện phân định các thị trường giao dịch chứng khoán trên sở giao dịch chứng khoán chậm nhất là năm 2025.

Bên cạnh đó, phấn đấu nâng hạn thị trường chứng khoán từ cận biên lên thị trường mới nổi theo tiêu chuẩn của các tổ chức quốc tế (như tổ chức FTSE và MSCI).

Đông Tư

FILI

Các tin tức khác

>   Phân tích kỹ thuật phiên chiều 01/11: Giằng co kéo dài (01/11/2022)

>   Khối ngoại bán ròng trên sàn HOSE nhưng mua ròng tại sàn HNX trong tháng 10 (01/11/2022)

>   Xử lý hai đối tượng tung tin sai về Vingroup, Novaland và thị trường chứng khoán (01/11/2022)

>   FCN: Thông báo thay đổi nội dung thông báo về ngày ĐKCC số 1714 ngày 19.09.2022 (01/11/2022)

>   VBB: Thay đổi Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh của Phòng giao dịch Đỗ Xuân Hợp (01/11/2022)

>   SMA: Giải trình nguyên nhân, biện pháp khắc phục tình trạng chứng khoán bị cảnh báo (01/11/2022)

>   PHC: Giải trình chênh lệch LNST quý 3/2022 so với cùng kỳ năm trước (01/11/2022)

>   PTB: Thông báo giao dịch cổ phiếu của Người nội bộ Lê Vỹ (01/11/2022)

>   SSG: Báo cáo về giao dịch CĐL - Nguyễn Hải Linh (01/11/2022)

>   Nhịp đập Thị trường 01/11: VN-Index lấy lại sắc xanh nhờ cổ vốn hóa lớn được kéo cuối phiên (01/11/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật